Lưu trữ theo thẻ: biên độ giá

Nghề mình mà 398 – Margincall ở mức nào là hợp lý?

(nhóm chủ đề: margin)

Những góp ý của 1 số giảng viên ĐH Ktế HCM (tui xin viết tắt là các cô, vì tui cũng từng là sinh viên Ktế) về GD ký quỹ (margin) mà tui đọc trên ĐTCK sáng nay, theo tui là chưa thực chất. Margin k đơn giản chỉ là 1 phương thức GD, mà là 1 hình thức cho vay tiền để NĐT mua chứng -> cty CK là chủ nợ, NĐT là “con” -> chủ nợ có quyền chủ động thẩm định tài sản đảm bảo là chứng theo khẩu vị của chính mình, trước khi cho vay. Do đó:

Đọc tiếp Nghề mình mà 398 – Margincall ở mức nào là hợp lý?

(chém) Mở biên độ chỉ là điều kiện cần

Sáng nay theo ý của ĐTCK thì HOSE sẽ tính tiếp tục mở biên độ (hiện 7%) để góp phần nâng cao thanh khoản. “Hiện biên độ dao động giá tại HOSE là thấp nhất trong khu vực (Thượng Hải 10%; Hàn Quốc 15%; Thái Lan, Malaysia, Nhật Bản đều 30%…)“. Vâng, mở biên độ lên 10% cho bằng… HNX và Upcom cũng chả sao, nhưng đó mới chỉ là điều kiện cần mà thôi.

Điều kiện đủ là: HOSE phải xây dựng thêm các công cụ phòng vệ, bảo vệ NĐT trước những rủi ro dao động giá quá mức (đội lái làm giá, tự doanh xả hàng, margin call…) hay những sự kiện như bầu Kiên 08/05 vừa qua. Như tui đã góp ý trước, Circuit Breaker là 1 công cụ rất tốt trong trường hợp này. Các sàn chứng Nhật, Hàn, Thái, Xinh (Sing)… đều áp dụng cả.

Còn thanh khoản, đó là chủ đề lớn, và tui hy vọng sẽ có nhiều góp ý hơn vụ mở biên độ. Hẹn các bạn vào chiều thứ Sáu, khi HOSE tổ chức hội thảo về chủ đề này.

Điểm danh 1 số kiến nghị tại Diễn đàn VBF liên quan đến chứng!

Bỏ qua chuyện các cụ Nghị đang họp về mấy chuyện quá vĩ mô, ở đây tui xin điểm danh 1 số kiến nghị của 1 số bác quan trong diễn đàn Doanh nghiệp VN (VBF) có liên quan đến ngành chứng, hy vọng có nhiều bạn làm báo có thể lấy đó làm các đề bài cho mình.

1. Trong bài viết “Không nên có luật chơi riêng cho SCIC” có tới 3 đề xuất về ngành chứng:

1.1 Các công ty cổ phần hóa phải lên sàn NY trong vòng 1 tháng: cái này mới, nhưng e 1 tháng là gấp quá. 1 tháng thì nhiều cty chưa kịp làm xong sổ cổ đông đâu chứ đừng nói đến thủ tục NY.

1.2 Nâng room ngân hàng cho khoai tây lên 49%, nâng room lên 100% trong 1 số lãnh vực phù hợp với lộ trình WTO: buồn cười cho mấy chữ “phù hợp với lộ trình WTO”, đã có lộ trình rồi thì việc gì cứ phải cuống lên thế? Vụ này nhiều bác nói hoài rùi, tui có “can” cũng chả được. Thôi đành nhìn nhiều thương hiệu lớn rơi vào tay khoai tây vậy. Các bạn đừng có buồn nếu Lotte nuốt được Bibica, bởi vì sẽ sớm đến ngày khoai tây nuốt… Vinamilk!

1.3 Phát hành cổ phiếu “IM” dành riêng cho khoai tây: đề nghị hơi bị thiên vị cho khoai tây. Nhiều chú khoai lang cũng thích ngậm miệng ăn… cổ lắm chớ! Ăn cổ mà tức, gọi tắt là ăn… cổ tức.

2. Trong bài viết “Sẽ xem xét rút ngắn thời gian thanh toán chứng khoán” có mấy đề xuất:

2.1 “Tước bỏ” quyền được làm ngân hàng chỉ định thanh toán của BIDV, đưa chức năng này về NHNN: đề xuất này có vẻ hay, nhưng tui k biết các bác bên BIDV có nhẩy cẫng lên k? Các cty CK chuẩn bị… chi tiền sửa hệ thống!

2.2 Đồng bộ hóa việc TTBT chứng và tiền: rất hợp lý. Không thể gắp lửa bỏ tay người mà nguy cơ phỏng vẫn ở tay mình 🙂

2.3 Rút ngắn thời gian thanh toán bù trừ: tui từng tám là khó, nếu các bác quản lý cứ tìm cách giảm thêm vài giờ đồng hồ. Thay vào đó, nên thay đổi tư duy để chứng trường mình được như chính bên khoai tây: cho bán khống (vấn đề này hơi mang tính kỹ thuật 1 xíu)!

2.4 Đưa các công ty chưa đủ chuẩn NY lên Upcom: tui ủng hộ từ lâu rùi, nhưng nghe nói HNX lại sắp tổ chức 1 bảng GD cho các cty vốn chưa đủ chuẩn NY nhưng lại chê Upcom. Chả hiểu sao lại đẻ lắm sàn thế?

3. Trong bài “Kiến nghị niêm yết 1 tháng sau khi cổ phần hóa“, ngoài 1 số đề xuất giống như phần 1 nói trên, còn có đề xuất sau:

3.1 Tạm ngưng GD 30 phút nếu giá cổ chạm trần hoặc sàn: k phù hợp với đặc trưng của sàn chứng VN: nhiều mã thanh khoản thấp nên giá lên trần xuống sàn dễ dàng. Chả nhẽ cứ tạm ngưng GD 30p hoài trong 1 ngày sao?

3.2 Đẩy mạnh tái chín công ty chứng khoán: các bác ấy vẫn làm ấy thôi!

3.3 Giám sát và chế tài nặng để đảm bảo việc tách bạch tài khoản: chuẩn!

(chém) Sàn chứng thêm hấp dẫn khi mở biên độ

Các bác quản lý đã chính thức chấp thuận cho mở biên độ dao động giá sàn HOSE lên 7%, sàn HNX lên 10% từ 15/1, điều này khiến NĐT vui mừng bởi quy định này rất hấp dẫn đối với dân “phượt sóng”. Bạn cứ tưởng tượng, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn cao nhất cũng chỉ nhỉnh hơn 10%/năm, “lãi suất” khi mua chứng ở HNX có thể đạt 10%, thậm chí 20% trong… 1 ngày (mua sàn bán trần), chơi chứng có hấp dẫn hơn gửi tiết kiệm? Tất nhiên là cách so sánh hơi khiên cưỡng, nhưng đối với những ai có dòng máu lai đỏ + đen trong người, sự khác biệt chỉ sau dấu “/” tí tẹo này quả thật vô cùng hấp dẫn. Cty CK càng vui hơn bởi NĐT càng phượt thì cty càng có phí, mua margin rồi ắt phải canh bán, giá giảm sàn chỉ 2 phiên mà không đặt bán cắt lỗ thì dễ “banh” tài khoản ngay, kiểu gì cty CK cũng thu cả đống phí.

Với thực trạng cty NY kd bết bát, tương lai mờ mịt nhưng giá cổ tăng vù vù, nay “biên lợi nhuận” lại được mở rộng thêm thì đúng như lời 1 bác doanh nhân, 2 sàn chứng ngày càng giống 2 sòng bài ở 2 đầu Nam Bắc. Ngoài ra, nếu k nghiêm khắc ngăn chặn đội lái, GD nội gián thì giá cổ sẽ rất dễ bị thao túng, chỉ số VNindex sẽ lại bị bóp méo như trong mấy tháng đầu năm 2012.

Nhưng tui vẫn ủng hộ việc mở biên độ, bởi việc mở với việc ngăn chặn nói trên là 2 việc song song.

(chém) Nếu ai cũng đòi GD thế này thì sao nhỉ…

Thông tin VNM mua vé máy bay o bế về VN thêm 250 “em” bò bầu Úc (không biết có mua vé hạng thương gia cho mấy “ẻm” êm thai không) chưa khiến người ta vỗ tay xong, lại đến tin 1 công ty tên là Epsom Limited được phép bán 1 triệu VNM cho NĐT vốn nổi tiếng chả kém gì DC là Deutsche Bank AG London. Lý do chính thức trên các văn bản thì tui chưa thấy, nhưng qua cái tựa ở VSD thì có lẽ là do… 2 NĐT này ứ chơi giá trên sàn HOSE mà chơi giá khác, ngoài biên độ giá.

Như đã tám mấy lần về cái vụ biên độ giá, tui nghĩ đây là 1 cách lách luật của 2 NĐT khoai tây để đỡ mất công kéo ủn giá hay chi ngoài. Họ làm vậy huống nhiên không sai, lại minh bạch nhưng… tạo tiền lệ không tốt. Nhỡ mai này mọi NĐT cứ có cục hàng lớn lại đòi nộp đơn lên UBCK bảo cho em chơi giá ngoài sàn, giá trên sàn em hổng khoái thì sao nhỉ? Cho NĐT khoai tây chả nhẽ 0 cho NĐT khoai lang? Cho NĐT banker to đùng chả nhẽ 0 cho 1 NĐT nhỏ lẻ? Cho GD mã cp của đại gia Vinamilk thì chả nhẽ 0 cho mã cp của tiểu gia Hà nội Milk?… Kinh nhất là nhỡ có bác rành luật, kêu toáng lên là em chả cần biết khớp lệnh hay thỏa thuận là cái gì, Hô sê Ha Sê nằm ở đâu, đã có thằng chơi bên ngoài thì em cũng chơi ra ngoài luôn thì sao?

Cứ thế này chắc loạn mất! Xem xét nới rộng hoặc bỏ biên độ GD thỏa thuận thôi các bác ơi.

(chém) Lại sắp kéo giá chăng?

Sáng nay tui đọc thấy có tin cty thủy sản Hùng Vương (HVG) tuyên bố sẽ bán hơn 1tr2 cp quỹ cho ai trả giá cao nhất. Tin này cũng có vẻ thường thôi, tuy nhiên theo quy định về mua bán cp quỹ, cty sẽ có khoảng 3 tháng để bán trên sàn HOSE với biên độ giá 5% mỗi ngày, không được bán ngoài sàn. Nếu giả sử ngày mai tui nóng máu đăng ký mua hết số cp nói trên với giá 80 k/cổ, tức là cao gần gấp đôi thị giá thì sao, liệu các bác nào đó có kéo giá lên tầm 76-77k/cổ để tạo điều kiện cho GD của tui được thực hiện không? Rồi lỡ kéo giá được đến tầm đó, tui đổi ý không mua nữa thì tui có bị điều tra tội tạo ra GD ảo để thao túng giá không?

Tóm tóm tóm, tui chỉ muốn chém 1 câu thôi: đề nghị các bác quản lý bỏ xừ cái biên độ đối với các GD thỏa thuận lô lớn đi thôi.

Nghề mình mà 310 – Về 1 số đề xuất liên quan đến cơ chế GD của sàn chứng

Trong tuần này tui thấy nổi lên 3 đề xuất có liên quan đến cơ chế GD hiện hành của sàn chứng, đó là: bỏ biên độ giá của bác chủ tịch Vinacapnới room cho NĐT khoai tây của bác quản lý NH  và quan điểm của bác Chủ tịch UBCKNN về việc “tạm ngừng giao dịch 30 phút đối với những cổ phiếu có giá tăng hay giảm trên 10%” (đây cũng là “ai đìa” của chính bác chủ tịch Vinacap, nhưng tui nghĩ trích dẫn tiếng nói của bác quản lý vẫn hơn), đó là chưa kể đến 2 đề xuất khác sắp thành chính thức (GD buổi chiều và lệnh thị trường). Quả là 1 tuần lễ vui của tháng 5/2012 giống như cái tuần lễ chứng khoán cũng vào tháng 5 nhưng cách đây… 7 năm. Tuy nhiên tui chỉ xin ủng hộ bác quản lý ngành tui bởi vài lý do sau:

Về chuyện mở biên độ, như tui đã tám cách đây khá lâu (nhưng hy vọng còn xài được) là nên nới lỏng biên độ giá của sàn HOSE và HNX lên bằng Upcom (+/-10%), sau này có nới nữa hay không thì xem xét chứ 0 nên bỏ ngay. Nếu bỏ, chỉ nên áp dụng cho các loại GD thỏa thuận lô lớn. Sẽ có bạn cho rằng bỏ biên độ thì đội lái k thể kéo giá nhiều phiên được, giá cả sẽ theo tự nhiên…, tuy nhiên tui 0 dám chắc là sẽ 0 còn chiêu trò đội lái. Chừng nào sàn chứng vẫn còn là 1 “mảnh đất lắm người nhiều ma”, là sàn phượt của các anh làm giá thì 0 nên bỏ biên độ. Ngoài ra, thanh khoản của đa số cp, nếu nhìn từ phía NĐT tổ chức thì vẫn còn thấp lắm, nhỡ có bác nào có nhu cầu “kíu giá” lên để khỏi trích lập dự phòng trên BCTC thì chắc sẽ dễ lắm. Hoặc cty CK nào muốn “giết” khách margin ở cty đối thủ thì chỉ cần xả hàng 1 phiên rớt giá 20-30% cũng k phải là điều khó. Bạn muốn biên độ giá +/-30% như sàn Thái láng giềng mình chăng, phải tăng thanh khoản gấp nhiều lần hơn nữa so với hiện nay mới nới ra được.

 Về chuyện mở room ngân hàng lên 49% (hiện 30%) thì tui cũng phản đối. Khoai tây lắm xiền, mở room là nó sẽ sớm lấp ngay, lúc đó tui chả dám đoán nó lốp bi tới đâu vào các chính sách lớn. Tuy nhiên, có thể xem xét sửa quy định về room cho từng tổ chức hay cá nhân khoai tây, hình như đang là 15% đối với 1 tổ chức và 7% đối với 1 cá nhân (tui 0 nhớ rõ lắm).

Về chuyện ngừng GD đối với các mã có biến động giá lớn trong ngày thì tui nghĩ đây là 1 giải pháp đáng xem xét. Nó chính là cơ chế circuit breaker mà nhiều sàn chứng khoai tây áp dụng, và áp luôn cả với chỉ số chứ k chỉ chứng. Tuy nhiên, có 3 vấn đề nên bàn thêm: khi nào thì ngừng GD, ngừng bao lâu và trong khi ngừng đó thì có ai phải làmcái gì không? Bạn có thể tham khảo tại website của UBCK MỹSở NYSE. Điều quan trọng là ở sàn chứng ta, nếu giả dụ có ngừng 1 tiếng để bà con NĐT hạ hỏa thì trong 1 tiếng đó tui cũng k biết ai sẽ phải làm cái gì. Yêu cầu doanh nghiệp công bố thông tin ư, họ mà trả lời như bác càfe Thái Hòa mới đây thì cũng như không.

Tui cũng hy vọng các bác quản lý sớm xem xét thêm mấy đề xuất khác như: bỏ khớp lệnh định kỳ khi tính giá mở cửa, nghiên cứu cách khớp lệnh định kỳ lúc đóng cửa theo kiểu Thái (tức là thời điểm khớp 0 cố định mà random), xài thêm 1 số lệnh khác (ngoài lệnh thị trường) như lệnh cắt lỗ, lệnh dừng mua, lệnh khớp hết hoặc không… Tuy nhiên, có 1 đề xuất mà tui k ghi ở đây, bởi hình như các bác quản lý cũng đã có nghiên cứu, đó là SỌC. Tin rất vui! Tui sẽ nói vụ này sau.