Nghề mình mà 223 – Ước gì cho tới ngày … xưa

(tựa hơi sê-í-sến, nhưng đang bu-ồn-buồn nên bà con thông cảm)

Sáng nay có lẽ cái tin Dự thảo mới về tổ chức và hoạt động của cty CK sẽ cấm cty CK cho KH vay tiền chơi chứng, góp phần làm giá cp suy giảm sau 2 phiên ngóc đầu khởi nghĩa. Giá cp tăng có thể giúp NH, cty CK và NĐT xả bớt hàng kẹt, nhưng nó cũng làm tăng NAV của NĐT, nó cũng khiến cho cả Thị trường tỉnh lại mà xem xét giá trị của cp (vốn cứ bị báo chí so với rau, rau nào cho rau-tức được như cổ phiếu?) nhưng quan trọng, tui nghĩ việc tăng giá còn giúp … giảm áp lực xả hàng. Cụ thể theo lý loạn của tui, giá tăng và thanh khoản tăng sẽ làm giảm cái áp lực vốn buộc mọi NH và cty CK cùng xả hàng vào cùng 1 thời điểm. Nhưng nếu giờ Dự luật có hiệu lực, các cty có chứng sẽ phải xả hàng càng nhanh càng tốt để sớm tất toán margin, kể cả những HĐ chưa đến hạn, mới tái tục hay loại 0 kỳ hạn ở cty CK HSC (vốn nổi tiếng với việc cho KH đánh margin online).

Nói vậy thôi chứ chuyện này cũng không phải là nội dung chính ở đây. Vấn đề là đọc tin này có lẽ những kẻ cò chứng như tụi tui thêm buồn, không phải lý do là “chẳng hiểu vì sao tui buồn” mà là tui có cảm giác các dịch vụ mà có thể giúp cty CK sống sót cứ dần bị chặt, bị cắt. Bảo cấm cty CK cho vay tiền, thế thì ngay cả cái vụ ứng tiền trực tuyến (vốn ít rủi ro) cũng là cho vay tiền mà thôi (ứng tiền kiểu này 0 buộc KH phải lập HĐ, nhưng nếu ứng qua NH, có NH nào không bắt NĐT lập hợp đồng???). Nhìn qua các cty thuộc nhóm NH, tài chính, bảo hiểm mà xem, họ có quyền đa dạng hóa bao nhiêu dịch vụ của họ. Nhìn xa hơn mà xem, các cty CK trên thế giới cũng có thể cung cấp rất nhiều đồ chơi cho KH của họ. Tại sao bên mình làm MG thì chỉ được đặt lệnh, khớp lệnh cho KH? Dịch vụ cơ bản nhất của cty CK mà chỉ có ăn phí 0,15-0,3% thì cty lấy gì sống?

Nếu có ai muốn tìm hiểu xem trong vòng 10 năm qua, ai là người có công (hay có tội) khai phá ra các dịch vụ tài chính, đòn bẩy cho KH, thì cá nhân tui cho rằng đó là … 1 bậc đàn anh của tui, làm GĐ chi nhánh 1 cty CK thuộc loại lớn. Ngay từ thời kỳ đầu anh ấy đã biết triển khai repo, cầm cố, ứng tiền… trong khi các cty CK khác dạn lắm thì mới chỉ cho KH … chậm tiền. Margin ở xứ ta, tui nghĩ cũng là 1 biến dạng của cầm cố mà ra thôi. Anh ấy nói đơn giản cứ copy của nước ngoài vào mà làm. Chính nhờ những dịch vụ như thế mà CN cty anh ấy tuy mang tiếng nhà nước nhưng cũng linh hoạt chả kém gì các bác tư nhân như SSI. Ai ngờ chứng trường xứ mình copy 10 năm chưa xong, khi cóp thì cứ phải lén lút vì “cty CK là loại hình kinh doanh có điều kiện”, chỉ được phép làm những gì nhà nước cho phép.

“Nạn giải chấp” lúc này có thể bị coi là tội của các cty CK (hầu như mọi cty CK), nhưng nếu đi vào chi tiết thì có lẽ chính 0 có quy định (vốn nên có sớm) thì các cty CK mới cho vay với tỷ lệ nhiều khi kinh hoàng (KH chả cần ký quỹ 1 đồng nào, lấy số má ra làm tín chấp), chứ bản thân loại dịch vụ này cũng có độ an toàn nhất định, cũng như nó cũng đóp góp rất lớn vào việc duy trì thanh khoản cho chứng trường. Nay nếu cấm, tất nhiên cty CK phải nghe theo, nhưng liệu Luật nhà mình có cấm được 1 bên thứ ba nào khác cho dân vay tiền chơi chứng không? Rồi khi thị trường suy giảm, liệu bên thứ ba đó có đổ hàng ra bán, cạo lông cừu dân như vừa qua hay không? Tui nghĩ, rõ ràng đây không phải là cách giải quyết được vấn đề. Nói cách khác, ước gì cho tới ngày… xưa, khi mà chưa có 100 cty CK, khi mà NĐT chưa hiểu thế nào là margin, khi chưa ai tạo ra … rủi ro.

Có a bạn tui sáng nay nói: đó chỉ là quy định tạm thời để chấn chỉnh lại tình hình chứng trường, và chờ cho đến khi BTC ra được văn bản hướng dẫn về GD ký quỹ. Chắc vậy. Hy vọng là văn bản đó ra sớm.

Nghề mình mà 222 – Có bẫy trong vụ bảo lãnh giá THV?

Cafe Thái Hòa (sàn HNX, mã THV) đang “được coi” là cty cafe hàng đầu VN (chả biết so với Trung Nguyên thì thế nào), tuy nhiên mấy năm nay có vẻ đầu tư hơi bị lớn, khiến cho tỷ lệ nợ/ vốn khá cao (5,69 lần của năm 209 và 3,94 lần năm 2010 nhờ phát hành tăng vốn) và lãi vay hàng năm cứ tăng dần (106,4 tỷ của năm 2009 và 199,3 tỷ năm 2010), do đó tăng vốn tiếp tục là giải pháp nhằm hạ tỷ lệ nợ vay xuống và thu hút thêm tiền khi lãi suất ngân hàng đang ở mức cao hơn năm trước nhiều. Sáng nay, cty đã công bố trên website về kế hoạch tăng vốn này, và CafeF cũng đã đăng cái tựa nghe hấp dẫn “THV: kế hoạch bảo lãnh phát hành tăng vốn độc đáo“.

Điểm được coi là độc đáo là sẽ có tổ chức bảo lãnh phát hành cho đợt tăng vốn nói trên (tuy nhiên trên Nghị quyết ĐHCĐ của THV chưa thấy kế hoạch bảo lãnh phát hành chi tiết như cafeF đã viết). Theo cafeF, cổ đông có tên trong d/s đăng ký mua sẽ chả thiệt gì: “Không thực hiện quyền mua thì tổ chức tư vấn thực hiện bảo lãnh phát hành thực hiện. Thực hiện quyền mua: Có lợi nhuận kỳ vọng tối thiểu bằng 22%/năm“. Cứ tạm gọi là đợt phát hành sẽ xảy ra đúng như “kế hoạch”, thì thật sự NĐT có lợi nhuận tối thiểu 22%? Tui nghĩ là không hẳn.

Thứ nhất, điều kiện để tổ chức bảo lãnh phát hành phải mua lại là giá tham chiếu vào ngày số cp phát hành thêm lên sàn <= giá bảo lãnh, mà giá bảo lãnh được định nghĩa = giá phát hành 10 ng.đ/cp + Thời gian (Ngày niêm yết cổ phiếu mới – Ngày nộp tiền) * Lãi suất tối thiểu 22%/năm (công thức này hình như chưa diễn đạt đúng ý tư vấn). Theo tui nhớ thì khoảng thời gian được coi là hợp lý từ khi phát hành xong đến khi NY bổ sung là 2 tháng, như thế giá bảo lãnh sẽ vào tầm ~ 10*(1 + (2/12)*22%) = 10*(1 + 3,67%) ~ 10,4 ng.đ/cp. Nếu ngay trước ngày GD số cp đã phát hành bổ sung, ai đó kéo giá lên trên 10,4 ng.đ/cp thì cổ đông coi như “mất quyền” chốt lời, bán lại cho tổ chức bảo lãnh. Như vậy, đây có thể là cái bẫy gài người ta thực hiện quyền mua cp.

Thứ hai, theo quy định GD thì số cp đã NY chỉ được phép GD qua sàn HNX, với NĐT nào nắm số lượng THV dưới 5.000 cổ thì phải qua GD khớp lệnh mới bán được cho tổ chức bảo lãnh. Tuy nhiên, bán qua sàn thì chả ai dám nói là khớp chính xác với lệnh đối ứng của bên bảo lãnh. Bên bảo lãnh cũng có thể viện lý do là sợ khớp “nhầm” với những NĐT khác cũng có cp THV để từ chối bắn đặt lệnh mua vào sàn, như vậy là chúng ta có thể hiểu ai sẽ thiệt. Kỹ thuật GD khớp lệnh này 0 phù hợp cho các yêu cầu chuyển nhượng song phương với số lượng nhỏ, nên đây cũng sẽ là 1 câu hỏi cho nhiều bên có liên quan: NĐT, tổ chức bảo lãnh, HNX.

(chém) Phòng, Chống tác hại do hút thuốc lá

VTV tối nay trình diễn nguyên 10p về chủ đề phòng chống tác hại do hút thuốc lá: nào là cấm hút thuốc nơi công cộng nhưng đến giờ phạt được rất ít người (rất lạ !!!), nào là thuốc lá nhập khẩu làm thất thu ngoại tệ, nào là khó cấm quảng cáo và bán thuốc tại những quán cafe cóc vỉa hè, nào là số bệnh nhân có đến từ “kênh” hút thuốc luôn gia tăng, v.v… Nghe nói QH sắp tới sẽ bàn về Luật gì gì đó phòng chống tác hại do hút thuốc nữa. Mẹ tui nói quá đơn giản, muốn phòng, muốn chống thì cứ cấm bán. Vị nào trong túi có gói 3 số, con mèo… thì cứ phạt. Và trước hết, dẹp cái anh Vinataba đi làm gương! (dám hông?)

Tất nhiên, mẹ tui nói từ góc độ của người chưa bao giờ … cố bỏ thuốc cho được (nghe nói hút rồi mới thấy khó bỏ làm sao). Nhưng nếu nhà nước thực tâm muốn phòng chống, tui nghĩ cứ “chém” cho nặng tay. Chém cho các thế hệ sau không dính vào hút hít nữa.

Nghề mình mà 221 – Cứu hay không cứu TTCK?

Giá cp đã tăng mạnh 2 phiên khiến NĐT vui mừng, tuy nhiên tui vẫn nhớ rằng ngay trước khi phục hồi, VASB và đại diện UBCK đều lên tiếng về khả năng cứu TTCK. Có thể thấy có 2 bài viết nổi bật mà tui lưu được ở đây: 1 là 3 giải pháp của VASB, 1 bài phỏng vấn bác Hùng, Phó Chủ tịch UBCKNN, trong đó có kèm thêm cả ý kiến từ 1 số chuyên gia khác. Tui rất quan tâm đến chữ CỨU này, bởi vì quan điểm của tui là nên làm thế, ngay cả khi TT may mắn hồi phục sau đáy 371,03 điểm này thì vẫn nên có giải pháp sẵn sàng cho rủi ro tương tự trong tương lai.

Cổ phiếu rớt giá vốn là chuyện thường. NĐT mua bán cp nếu thua lỗ phải chấp nhận. Tuy nhiên, nếu cả thị trường tăng quá nóng hay giảm quá nhanh như đợt vừa qua, đó không còn là chuyện bình thường, bởi vì chuyện tăng giảm không chỉ liên quan đến 1 nhóm NĐT nào đó mà còn là vấn đề mang tính hệ thống, nó tác động lên toàn bộ TTCK và cả những hệ thống tài chính, tiền tệ hay sản xuất kinh doanh khác. Nếu bạn theo dõi chứng trường thế giới, bạn cũng sẽ  thấy cơ quan quản lý chứng của nước ngoài, thậm chí đôi khi còn ở cấp cao hơn nữa (như FED ở bên Mỹ chẳng hạn) họ luôn phản ứng nhanh nhẹn trước mọi diễn biến mang tính hệ thống tác động lên TTCK. Các biện pháp cấp tốc thường được đưa ra là tạm ngưng GD (circuit breaker), tạm đóng cửa sàn GD, ngưng bán khống… và kèm theo đó là tuyên bố của những người có trách nhiệm nhớn.

Sự rớt giá mạnh mẽ trong tuần qua (tính đến trước Thứ Năm này) có thể coi là 1 vấn đề mang tính hệ thống, ngoài việc NĐT thua lỗ (kể cả những NĐT giá trị), còn có cả tình trạng giá trị cty bốc hơi, rơi khỏi bất kỳ phương pháp định giá nào (có kết quả định giá bình thường nào cho ra gần 1/3 cp sàn HOSE, gần 1/2 cp sàn HNX chỉ còn loanh quanh mức 3->8 ng.đ/cổ, mức giá vốn chỉ thấy ở những cty sắp… phá sản?), mất thanh khoản (khoảng 85% số cp trên 2 sàn chỉ còn GD dưới mức 100.000/ngày), giải chấp trên diện rộng chứ không chỉ tính trên số hợp đồng đáo hạn (hệ thống), kênh huy động vốn bị ngắt (tác động lên toàn bộ doanh nghiệp NY), rủi ro thoái lui của dòng vốn FII, tâm lý “hỗn loạn” trong cộng đồng đầu tư nói chung (xin lấy từ này trong bài phỏng vấn bác Hùng) và nguy cơ làm liều, làm bậy lan tràn (kiểu như khuyến khích tiết kiệm điện mà tối tắt hết đèn đường thì chỉ tổ tạo cơ hội cho trộm cướp). Từ trước tới giờ, cho dù TTCK “xứ thiên đường” nhà mình (xin chôm 3 chữ này từ 1 nhà báo nổi tiếng) thăng trầm mấy bận nhưng chưa lần nào có ai đứng lên tuyên bố rằng đang có vấn đề hệ thống, cho nên cần có giải pháp khắc phục (tức là cứu) như bên tiền tệ, ngân hàng… Thật đáng tiếc!

Tui nói dài dòng như vậy vốn chỉ biện minh rằng cần cứu TTCK khi nó rơi vào những tình trạng tồi tệ như vừa rồi. Cho nên nếu tui là phóng viên, nhà báo, tui sẽ hỏi các bác ấy rằng nhỡ gặp tình trạng xấu hơn, các bác ấy sẽ có những giải pháp gì để cứu thị trường? Cứu như VASB (mà trước hết tui muốn cám ơn các bác ấy ở khâu… nhanh nhẹn) thì biện pháp thứ 3 là đúng nhất (cứu thanh khoản), chứ miễn thuế cho NĐT hay giảm phí cho cty CK chỉ tạo tâm lý ngắn hạn (NĐT năm nay có lời đâu mà xin miễn thuế không biết?). Theo ý kiến của tui, ngoài chuyện cùng mua cùng bán, mở nhiều TK, thanh toán T+2, thì nên có những giải pháp hay tuyên bố về các vấn đề như:

– Khả năng tạm ngưng GD theo cơ chế circuit breaker kèm công bố thông tin (như thế giới hay làm). Cần đưa ra các điều kiện để thực thi cơ chế này, ví dụ định nghĩa thế nào là rủi ro hệ thống, thế nào là tăng/giảm giá quá mức, thế nào là tình trạng GD bất thường…

– Quan điểm nhà nước về loại hình margin và lớn hơn là quyền cho vay tiền của cty CK (theo tui hiểu thì cty CK 0 được huy động vốn mới đúng, chứ cho vay thì người dân thường còn được phép cho người khác vay tiền, tại sao cty CK có tiền thì lại 0 được làm?). Sớm đưa quy định GD ký quỹ vào thực hiện.

– Dư nợ tín dụng vào CK từ ngân hàng, cty tài chính, cty CK theo con số cụ thể: theo tui, đây là lý do chính dẫn đến bán tháo cp vừa qua, mà thực ra chả ai biết con số đó lỡn cỡ nào. Nếu nó thực sự lớn thì NĐT cũng cần biết để tìm giải pháp.

– Quan điểm về bán khống và hướng ngăn chặn, xử lý các cty CK nếu dám cho KH bán khống (nếu vẫn 0 cho bán khống).

– Xem lại cơ chế GD hiện nay, đưa ra các giải pháp tạo thanh khoản, giảm cái chuyện khớp lệnh 1 lô nhưng có thể tạo giá trần/sàn, hay chuyện giá rổ 1 vài mã có thể tác động vào index.

– Chấm dứt chuyện công bố thông tin của cổ đông nội bộ: nói 1 đằng làm 1 nẻo (nói mua nhưng bán) hay lướt sóng (cổ đông thuộc loại biết thông tin nội gián thì sao được lướt sóng?)

Nghề mình mà 220 – TTCK VN tệ nhất Châu Á?

(đang hơi bị lạc quan, bạn Thanh thông cảm nhé)

Mới rồi tui thấy có bài viết trích từ báo chí thế giới, nói rằng TTCK VN tệ nhất Châu Á (đây là bài lược dịch lại trên cafeF). Tui không đọc bản tiếng Anh, nên không biết họ nói chữ TỆ theo hướng nào, chứ nếu nói về tốc độ rớt giá trong tuần qua, tui lại nghĩ TTCK VN hấp dẫn nhất Châu Á.

Không ai phủ nhận rằng ktế nước ta hơi bị xấu. Lạm phát có dấu hiệu leo thang từ T3 đầu năm, nay tuy đã có chính sách cắt-siết (hay siết-cắt, cái nào cũng được) nhưng có vẻ chưa nhằm nhò gì. Có lẽ năm nay bà con lại chịu cảnh tiền nhà mất giá so với thế giới (như bạn tui nói đi ra nước ngoài mới thấy mình càng ngày càng nghèo, chính là vì cái tỷ giá mỗi ngày 1 …), nợ công nợ tư ngập đầu, lãi suất thì khó mà dám cho giảm, và sẽ có thể có nhiều doanh nghiệp phải thốt lên rằng: sorry seems to be the hardest word (cám ơn bác John đã viết bài hát này cho … VN). Chướng trừng vì thế cũng chả có lý gì tăng trưởng nổi.

Tuy nhiên theo cá nhân tui, lý do lớn nhất để lạc quan lúc này là vì giá cp đã rớt quá nhanh, quá mạnh và có vẻ quá mức so với những cái xâu xấu nói trên. Cứ nhìn giá sàn HNX thì rõ: gần 1/2 trong số 384 cp sàn này có dưới < 10 ng.đ/cổ, một tỷ lệ mà cách đây 1 năm thôi, hoặc ngay cả thời kỳ tồi tệ 2008 cũng chưa ai dám mơ tới. Có thể hậu quả của đợt ktế khó khăn này là nhiều doanh nghiệp chia tay với thị trường, nhưng liệu có bao nhiêu % số doanh nghiệp NY phải chào sàn lần cuối NĐT như BBT, VTA??? Tui không cho số lượng có thể đến 1/5 sàn HNX được, do đó cơ hội mua rẻ cũng khá lớn. Mua khi giá rớt luôn luôn là cú chơi liều, nhưng ngay cả khi TTCK Mỹ rớt kỷ lục cuối năm 2009, cũng đã có khối kẻ phất lên nhờ liều đó sao. “Giá quá thấp” là lý do chính của đợt tăng điểm hôm nay, lấn át được nỗi lo giải chấp vốn vẫn đang còn đó và thu hút được tiền mới. Hy vọng nó cũng là lý do cho những phiên cho tới tuần sau.

Như vậy, quan điểm của tui là: TTCK VN hiện đang rất hấp dẫn đấy chứ. “Tham lam khi người khác sợ”, câu nói bất tàu hủ này có thể áp vào lúc này. Tất nhiên cần quan tâm đến rủi ro thanh khoản, phải chờ thêm nhiều phiên nữa mới tính được chỉ số này. Đầu tư lớn như quỹ có thể phải tính theo cách khác chứ chưa chắc cứ phải lao vào sàn HOSE hay HNX, nhưng đối với NĐT cá nhân như tui, thị trường luôn welcome.

Nghề mình mà 219 – Khía cạnh tích cực nếu nhìn vào đống hàng kẹt

Thị trường đang chịu áp lực giải chấp rất lớn, đây có thể được coi là nguyên nhân chính dẫn đến mô hình cầu trượt của VNindex 9 phiên vừa qua. Tuy nhiên, cho dù thị trường có ngập trong đống hàng kẹt này, vẫn có những thứ tích cực đáng để nói. bởi vì tui cho rằng NĐT chưa hiểu hết những vấn đề bên trong của việc xử lý hàng kẹt. Về nguyên tắc, khi lỗ phải cắt, đó là câu nói đúng, nhưng đúng cho NĐT. Còn đối với ngân hàng, nếu KH là NĐT không cắt lỗ được, ngân hàng sẽ có 2 phương án: cắt hoặc chuyển đồ người thành đồ nhà. Tùy vào tình hình thị trường, vào từng mã cụ thể mà chọn phương án nào cho thích hợp nhất.

Ví dụ: đối với những mã cp có thị giá lớn, thanh khoản cao và thị thường bắt đầu rớt, cắt lỗ là hay nhất. Thu tiền về thật nhanh. Nếu khoản vay lớn, cố gắng thu tiền càng nhiều càng tốt. Nhưng đối với những mã có thị giá quá thấp như bây giờ (xem bảng thống kê dưới đây), thanh khoản gần như đứt, thì cắt lại không phải là phương án hay, thay vào đó, bên cho vay siết đồ về nhà mình để đó vậy, chờ thị trường tốt hơn thì mới xử. Khách hàng mất trắng, nhưng ngân hàng thì chưa chắc. Cty CK tuy 0 mất hết nhưng cũng có thể mất rất nhiều tiền nếu cũng đi vay ngân hàng để làm margin cho khách hàng. Các trường hợp như PVF đấu giá trước đây, những ai dính như tui đều có bài học xương máu cả.

(số liệu khớp lệnh tính đến 23/05/2011, BCTC 2010, theo đó: sàn HOSE có ~35% số cp <= mệnh giá, ~ 70% số cp <= 20 ng.đ/cp, sàn HNX có nhiều hơn, ~48%  số cp <= mệnh giá, ~ 88% số cp <= 20 ng.đ/cp. Nếu nói giá cp rẻ như rau, e tủi thân … các chị bán rau. Phải nói giá cp giờ giống như … phí trông xe máy)

Cho nên tui cho rằng rủi ro trước hết đang nằm ở những mã có thị giá trung bình trở lên, bởi vì bất chấp các chỉ số định giá, khi thị trường rớt do giải chấp, ta chả nhìn thấy đáy ở chỗ nào. Ngược lại, với những mã đã dưới mệnh giá, đặc biệt nếu chỉ còn cỡ 6-7 ng.đ/cp, bán lúc này là thiệt hơn việc để đó chờ phục hồi và ngồi ăn cổ tức. Đành thế, nhưng TTCK bao giờ cũng có lên xuống, có sóng sẽ là cơ hội tốt cho kẻ có chứng.

Thứ hai, vấn đề đang nằm ở cty CK, chứ KH thì đã coi như mất hàng. Ngay cả khi làm cầm cố thì khi 1 ngân hàng cho KH của 1 cty CK cầm cố, ngân hàng đó cũng “bảo hiểm” bằng cách buộc cty CK phải để số dư tiền ở nơi mình theo 1 tỷ lệ nhất định với tổng số tiền đã cho vay. Nếu có chuyện xấu xảy ra, ngân hàng phong tỏa số tiền này trước. Như thế, cty CK sẽ chịu áp lực phải giải chấp để trả cho ngân hàng. Nếu Ngân hàng với cty CK có dây mơ rễ má gì với nhau thì có thể dây dưa, kỳ kèo kéo dài, chứ 0 thân thì cứ hợp đồng khung mà làm. mà đa phần cty CK lớn đều có quan hệ cả, nên tui nghĩ thực sự áp lực giải chấp 0 hẳn là thứ có thể đạp đổ thị trường. Có thể lúc này có lực lượng bán khống nhân cơ hội kiếm lời ngắn hạn.

Thứ ba, tui cho rằng thị trường rớt mạnh ắt sẽ sớm bật lại, hơn là trôi từ từ như nước kênh Nhiêu Lộc. Cộng với giá rổ thấp như trên, sẽ sớm có lượng cầu bắt đáy. Thực tế lượng cầu này đã có từ mấy ngày nay, bằng việc quan sát bên mua giá sàn. Cổ phiếu mà về 5 ng.đ, rủi ro lớn nhất cho người mua có lẽ là … cty đòi hủy NY giống như trường hợp của SGT. Cho nên tui nghĩ rằng tình hình bên sàn HNX có lẽ sẽ 0 quá xấu nữa (gần 1/2 số cp sàn HNX xuống dưới mệnh giá), trừ phi bạn vơ nhằm  cty giống như VTA hay DVD.

Nghề mình mà 218 – Hướng lựa chọn cp trong thời kỳ suy giảm – P3

Qua 2 mô hình trên, tuy chưa lọc cp theo các chỉ tiêu định tính, nhưng bản thân tui cho rằng mô hình của 2 ông chưa chắc đã xài tốt ở VN. Đặc biệt, với quan điểm lãi nhiều nhưng ít nợ, mô hình của bác Buffett còn loại ra rất nhiều cp đại gia hàng đầu của xứ ta như nhóm ngân hàng và bảo hiểm (2 nhóm này đặc biệt), hay VIC, FPT, KBC, KDC, HPG, HOM, POM, PVS, PVX, DPM, MSN…, lý do chính là ở VN khó còn tập đoàn nào ít nợ lãi biên nhiều như cách đây 5-6 năm trước.

Ngoài ra, xét theo tình hình chứng trường gần nhất, có lẽ không nhất thiết cứ phải bám theo mô hình của 2 bác trên, cũng như bất kỳ mô hình của các vị nổi tiếng nào khác (mà nếu bạn nào xài phần screener trên website của SBS thì sẽ rõ). Theo cá nhân tui, lúc này có rất nhiều lựa chọn cho những ai có tiền, theo những tiêu chí mà trước đây ít ai dám mơ là có thể, ví dụ như tiêu chí yield (cổ tức trên thị giá).

Nếu thống kê theo yield forward (cổ tức kế hoạch 2011) thì có tới 60 mã có tỷ suất >= 20% (coi như ngang với lạm phát đến thời điểm cuối T5 này, được công bố là tăng khoảng 19,xx % so với cùng kỳ năm ngoái), tất nhiên tui nghĩ có thể số lượng còn nhiều hơn do chưa update mọi Nghị quyết ĐHCĐ. Nếu tính theo yield của năm trước, với giả định là năm sau các cty NY chí ít cũng trả cổ tức bằng năm trước, thì tui có con số 43. Nếu kết hợp cả hai tiêu chí với nhau, giả định là số kế hoạch có thể 0 tin cậy, do không phải cty NY nào cũng tự tin vào kết quả kinh doanh năm 2011 để trả được mức cổ tức mà ĐHCĐ đề ra nên cần xem xét cả “truyền thống” trả cổ tức trong quá khứ thì tui có con số 22, con số này không bao gồm những đại gia trả cổ tức … bằng cp như Itaco.

Đó là 1 hướng lựa chọn, ngoài ra đối với những người dám giữ cp qua 6 tháng và tin rằng TTCK sẽ hồi phục (như tui) thì có thể chọn những cty có BV cao, P/B thấp và có phương án chia tách giá cp, sau đó mới tính đến những khả năng phụ như EPS, ROE, nợ/vốn… Thống kê sơ bộ theo 2 tiêu chí BV >= 15 ng.đ/cp (BCTC 2010), P/B <=1 (giá lấy ngày 23/5) thì tui thấy cũng có đến 90 mã có tin chia tách, phát hành thêm, trong đó có những mã nổi tiếng như ASM (quyền 2:1 giá 10), ITA (cổ tức + thưởng 2:1), BBC (chú này chưa chốt trả cổ tức 12% bằng tiền hay cp), SAM (thưởng 1:1), SDT (thưởng 10:8), SRF (thưởng 1:1), VNR (thưởng 2:1), DBC (cổ 20%), TDN (thưởng 1:1)… Lý do cho sự lựa chọn này là việc chia tách sẽ làm thị giá  giảm hẳn xuống mức thật thấp, có thể tạo đáy và do đó sẽ phục hồi. Tất nhiên giờ chả ai dám nói đáy là đâu, tuy nhiên với các trường hợp của ITA hay SAM, sau khi chia tách -> thị giá sẽ chỉ còn loanh quanh mức 6,5 và 5 ng.đ/cp, bằng với tiền 1 lần gửi xe ở Q1 để vào sàn cty CK thì khả năng giảm sâu thêm chả còn là bao.

Cách thứ ba mà tui nghĩ hơi vất vả 1 chút, nhưng sẽ được đền đáp xứng đáng là học mô hình của bác O’Neil, nhưng đổi 1 số tiêu chí cho “hài hòa bản sắc dân tộc” mình hơn, ví dụ như bỏ tỷ lệ tăng trưởng lãi biên (vì ktế nước nhà đang khó khăn vậy, kiếm được bao nhiêu cty tăng trưởng), chọn EPS 4 quý >= 5 ng.đ/cp (hoặcROE >= 20%), ROE bq giai đoạn trước đây (2007-2009) cũng cỡ 20%, nợ vay ngắn hạn/vốn <=1… thì lọc được khoảng 32 mã, sau đó chị khó đọc các B/c thường niên để tìm hiểu những thông tin quan trọng nhưng định tính khác như: doanh số và lợi nhuận của cty đến từ những mảng nào (càng truyền thống cáng tốt, ít đầu tư dàn trải), cty có bí quyết hay bảo trợ độc quyền nào không (kiểu như có bigmama là PVN chẳng hạn), cơ cấu cổ đông lớn…

Cách thứ tư là xét theo ngành, cách này vẫn là truyền thống nhất, nhưng nó chỉ hợp với chính những ai làm việc hay có kinh nghiệm trong cái ngành đó. Ví dụ dân dầu khí thì có thể xem xét cp dòng họ dầu khí, dân ngân hàng chơi cp ngân hàng, dân trồng cao su đi mua cp cty caoooo suuuuu (chỉ có dân chứng khoán là chơi… tất). Theo cách này, có lẽ tui nghĩ họ vẫn dùng các tiêu chí cơ bản như ROE, EPS, nợ vay, dòng tiền … nhưng sẽ có chỉnh sửa nhất định để thể hiện được đặc trưng của ngành đó, hay phù hợp với tính chất mùa vụ của ngành đó, cái đó thật 0 dám nói bừa ở đây.

Nói chung, những cách trên vẫn dựa nhiều vào đầu tư vào giá trị doanh nghiệp, có thể bỏ qua phần nào những điều kiện đang bất lợi của chứng trường, hoặc ưu tiên những mã có giá thấp để giảm rủ ro từ chứng trường. Còn 1 cách nữa khá đơn giản là lùng những cp đang có thị giá thấp, với quan điểm càng thấp càng gần đáy. Mã mà tui biết có giá thấp nhất là MAFPF1, với mức giá chỉ có 3,8 ng.đ/cp, chiết khấu khoảng 55% so với Nav của nó. Bạn nghĩ đáy giá của mã này sẽ là bao nhiêu?

Nhập hàng những mã có thị giá thấp, điều cần chú ý là sẽ có nhiều hàng không rõ chất lượng hay xuất xứ lợi nhuận, tức là những cty đó bạn chưa bao giờ quan tâm, ít đọc tên hay đang nằm trong nhóm có vấn đề về minh bạch tài chính (BCTC  chất lượng thấp, ít thông tin thuyết minh… như nhóm CK). Tuy nhiên, với tình hình giá rổ đang rớt với tốc độ … dò đáy hàng ngày thì tui cũng nghĩ là sẽ có nhiều mã tốt bỗng dưng muốn… rớt vào đây. Hy vọng bạn đãi cát tìm được vàng.

(chém) Khi ứng cử viên đi vắng

Khu phố mình có cái vui là được bình bầu cùng lúc đến 2 nữ ứng cử viên khả ái cho QH và HĐND là ca sĩ Thanh Thúy, diễn viên Hồng Ánh. Chả mấy khi có phúc được bầu cho phái chân dài, tức là nhiều anh có máu gă lăng lắm thì có khi lại rơi vào tổ bầu toàn phái vai rộng, hoặc bầu các nguyên lão đại thần. Nhưng thật bất ngờ, khi nơi tui đang hào hứng chờ phần thi tài năng của các ứng cử viên để xem nên giữ ai, chém ai thì nghe báo đài nói em diễn viên… đi vắng.

Check trên mạng thì hình như em diễn viên đang đi dự liên hoan phim Cannes. Nghe em ấy nói hay như hát, mà giờ em đi vậy thì toi mất cơ hội rồi. Chả nhẽ chém em vì “tội” này chăng? Không được! Đâu mấy ai dám đại diện VN đứng chụp hình trên thảm đỏ của 1 trong những LHP lớn nhất thế giới này. Như vậy em có công to lắm chứ!

Nên chém người khác!

(chém) Sếp sòng đi sớm

Có lẽ tin bác Sơn nguyên chủ tịch của CK Hà Thành (mà hình như tui nhớ là có phòng GD ở ngay mặt tiền … hồ Gươm, hôm nào GD buồn chán thì KH có thể quay ghế ra ngắm… cụ Rùa) thua 100 tỷ để đến nỗi ra đi không nói trước cho các anh em đồng nghiệp là cái tin xấu nữa đạp thẳng vào giá rổ cổ phiếu cty CK, có khi còn khiến người ta tin rằng có thể còn nhiều bác nữa ở nơi khác chưa bị lộ.

Đọc bài viết trên cafeF thì có lẽ bác thua tiền cầm cố, chứ bác không xài đồ khách hàng. Nhưng có lẽ không nhiều người biết rằng khi các NH cho KH của cty CK vay cầm cố, nhiều cty CK phải “bảo lãnh” bằng cách mở TK tại NH đó và duy trì 1 lượng tiền mặt thường xuyên, chả cần biết tiền đó là của cty CK hay của KH cty đó. Nếu có chuyện, NH chém số tiền này trước.

Đây mới chỉ là tui muốn nói đến cách làm chung, chứ không dám nói bác Sơn đem đồ cty nhà đi cầm. Nhưng cơ quan quản lý cũng cần điều tra và làm rõ, kẻo thị trường nghi ngờ thì Nguy!!! Tự dưng trong từ điển rủi ro, mục dành cho cty CK lại xuất hiện thêm 1 loại mới: sếp sòng đi sớm!

Nghề mình mà 217 – Sửa VN-Index?

Báo in ĐTCK sáng thứ Tư hôm nay – 18/05/2011 có 2 thông tin đáng chú ý về chỉ số VN-index, thứ nhất là ở trang 8 trong bài viết có tựa “Niêm yết bổ sung 1,6 tỷ…” có đoạn: ” …hiện HOSE đã nghiên cứu và chuẩn bị báo cáo UBCK về việc tính toán lại chỉ số VN-index”; thứ hai là ở trang 9 trong mục phỏng vấn nóng chuyên gia chứng khoán Huy Nam có ghi: “cách tính VN-index theo phương pháp bình quân gia quyền không còn hợp lý” (theo tui đọc cả phần phỏng vấn thì câu tóm lược của báo ĐTCK gây hiểu lệch 1 chút với nội dung, vì thiếu … có 2 chữ “HIỆN NAY”). Ngoài ra còn 1 phần phỏng vấn nữa cho 1 chuyên gia chứng khoán người nước ngoài, nhưng tựu trung tất cả đều cho rằng cách tính VN-index hiện nay của HOSE là không hợp lý, cần sửa.

Index trước giờ có 2 cách tính cơ bản: bình quân số học và bình quân gia quyền. Cái đầu đơn giản, cái sau có vẻ phức tạp hơn nhưng phổ biến hơn. Cái đầu đến giờ có đại diện nổi tiếng nhất là Dow Jones Industrial Average mà bạn thấy hàng ngày trên Google Finance. Cái sau có nhiều cái tên nổi tiếng, trong đó đối với người Việt Nam ta thì có lẽ nổi nhất là … VN-index (nổi hơn cả S&P500 hay Nasdaq composite 3000 mà bạn cũng thấy trên Google Finance). Tuy nhiên, có lẽ nhiều người sẽ cãi nhau tại sao thế giới có cả 2 loại chỉ số theo 2 cách tính như thế, tại sao VN-index không tính theo bình quân số học mà đòi “bầy đàn” theo thế giới?… Nhưng đó cũng không phải là mục đích của blog này, vì tính tui thích tám, còn chuyện lý thuyết xin trả cho … Trung tâm đào tạo chứng khoán. Cái mà tui quan tâm là HOSE sẽ tính lại VN-index theo hướng nào?

Nếu theo trào lưu “gia quyền” thì vấn đề sẽ là chọn trọng số là số nào? Có nhiều loại, từ cái lạc hậu là KLGD, đến cái phổ biến là KL đang lưu hành hay giá trị thị trường (như Nasdaq composite), đến cái phổ biến hơn nữa là KL hoặc giá trị vốn hóa của số cp trôi nổi (free-float capitalization-weighted, như S&P500). VN-index nhà mình vốn là Hoàng tử lai theo cái ở giữa nói trên, tức là theo KL NY. Mà ai theo học chứng trường lâu năm sẽ hiểu, hồi xưa cty nào lên sàn là NY tất (trừ GMD nhưng có lý do khác), chứ không “đẻ ra cái nạn” là NY dần dần, NY từng phân-huyền-phần như 1 số trường hợp cty FDI hay đại gia bigboy sau này.

Theo “ráng kiến” của tui, nếu anh Vũ chị Bình bên HOSE có sửa VN-index thì vẫn nên theo trào lưu gia quyền, chứ đừng có theo cái câu mà Báo ĐTCK tóm lệch ý chuyên gia. Nên thay số lượng cp NY bằng số lượng đang lưu hành (theo thông lệ là số phát hành – số quỹ). Số cp mà nhà nước nắm giữ có thể là 1 ngoại lệ để trừ ra khỏi số đang lưu hành, nhưng khi đó thì cần thống nhất cái khoản trọng số này với phòng Thông tin thị trường vì khi họ tính EPS bình quân của cả sàn HOSE, họ sẽ không thể bỏ qua số cổ phần mà nhà nước nắm giữ. Công việc sẽ tăng lên bận rộn hơn 1 chút là cần update thường xuyên cả các trường hợp mua bán cp quỹ, cũng như khi cty NY phát hành bổ sung thì phải nắm ngoài số phát hành có NY, cty còn phát hành thêm bao nhiêu cp mà lại chưa NY, tuy nhiên mọi thứ vẫn ổn nếu kết thân với phòng QLNY. Còn nếu muốn đi ngay vào hiện đại theo kiểu S&P500, cũng tức là theo ý kiến nhiều chuyên gia ở xứ ta (trừ ra thêm số cp bị hạn chế GD của các cổ đông sáng lập, cổ đông chiến lược, số cp của Quỹ đóng hay số cp của bất cứ ai không muốn GD khác, rồi cả số cp bị phong tỏa (ai phong tỏa???)…) thì ngoài công việc sẽ rất, rất bận, sẽ còn phải tính đến các khả năng sau:

– Thứ nhất là sự điều chỉnh chỉ số trong các trường hợp phát hành thêm: khi đó phải biết ngoài tổng số cp sẽ phát hành thêm, các bác sáng, bác chiến, bác đóng, bác bị phong, bị hạn… nói trên sẽ được mua thêm bao nhiêu cổ để trừ ra luôn.

– Thứ hai, mọi sự thay đổi về khả năng GD của các bác nói trên phải được updated kịp thời, ví dụ bác nào được giải tỏa số cổ trước đó bị hạn chế thì phải biết ngay. Bói vậy nhưng tui cũng chưa biết tính thế nào với trường hợp có bác đem số cổ hạn chế đó GD chui rồi báo cáo sau (hay bị cơ quan quản lý phát hiện mới báo cáo).

Cho dù tính theo cách nào, tui vẫn không chắc rằng VN-index sẽ được bóp lại cho khỏi “méo”. Các trường hợp của BVH, MSN, VIC… được cho là do tỷ trọng cp của những mã đó quá lớn so với số còn lại trong rổ tính index, nhưng nếu giảm được những mã đó xuống, lại phát sinh những trường hợp khác, tức là cty toàn tư nhân, lượng cổ đông rất lớn nên ít cổ đông thật sự lớn, chả ai bị hạn chế GD, chả ai bị phong tỏa nhưng lượng GD hàng ngày vẫn quá ít thì sao? Mà tui cũng không cho sự chênh lệch về tỷ trọng là nguyên nhân, mà cái chính đến từ cơ chế GD khiến 1 lượng GD rất nhỏ cp có thể quyết định giá rổ của 1 cty NY lớn. Nguyên tắc chung là cty đại chúng lớn thì lượng GD phải nhiều, khi đó giá rổ cty đó mới thể hiện đúng cung cầu, và nó đảm bảo nguyên tắc dẫn dắt thị trường, là chỉ báo chuẩn cho nền ktế (là nguyên tắc khiến cho việc tính index theo trọng số đúng chuẩn hơn index bình quân số học) chứ không đi ngược thị trường.

Theo tui, cứ đơn giản tính VN-index theo KL đang lưu hành chung chung, đồng thời sớm tạo ra các sub-index theo các mục tiêu khác nhau, ví dụ như theo quy mô (để từ VN-index 289, là tổng số 289 cp đang NY trên HOSE, thị trường có thêm VN-index 30), hay theo ngành (VN-index industrial, VN-index catfish, VN-index banking…).