Nghề mình mà 383 – 1 số ý nghĩ nguy hiểm của ngày 1/4

(trước hết xin được tưởng nhớ cố nhạc sĩ vĩ đại Trịnh Công Sơn… 1 phút bắt đầu)

(hết 1 phút) Nhân ngày 1/4, tui xin tiết lộ 1 số ý nghĩ nguy hiểm theo thuyết âm mưu về 1 số hiện tượng trên sàn chứng, đó là:

Thứ nhất, có hay chăng khả năng các đại gia VN lấy tiền sang Mỹ mua ETF VNM, từ đó ETF lại mua ngược cổ phiếu trên sàn chứng VN -> tạo sóng -> kích cầu trong thời gian qua? Cách đây vài tháng, đã có người quen báo tui rằng có 1 chú quan chức lớn của ETF VNM sang SG chơi vài hôm, tất nhiên cũng gặp quan chức lớn của 1 số tổ chức tài chính ở đây. Liệu cuộc giao lưu này có dẫn tới khả năng nói trên k?

Thứ hai, cũng liên quan đến ETF VNM, đó là chuyện quỹ này kịp mua hơn 5 tr MSN và 12 tr PVT trong ngày GD cuối cùng của tuần review (21/03/2014), chưa kể những mã khác như VCG… Câu hỏi đơn giản là: tại sao ETF lại tự tin mua cho đủ số cp cần thiết trong phiên GD cuối cùng, thay vì cố gắng mua thật nhiều trong những phiên trước đó. Lưu ý rằng lượng GD bình quân 10 phiên liền trước phiên 21/3 của MSN và PVT chỉ khoảng 600k và 2,6 tr cp. Phải chăng ETF tự tin như vậy vì đã có mối bán cho họ rùi?

Trong thời gian qua, dễ thấy là giá cổ phiếu luôn tăng mỗi khi gần đến kỳ review của các ETF. Các cty CK, các tổ chức TC, website tài chính đều thi nhau dự báo mã nào sẽ vào danh mục, từ đó môi giới các cty đó liên tục khuyến nghị khách hàng mua. Với năng lực thu thập và phân tích dữ liệu, khả năng dự báo trúng của các cty CK, web… là rất cao. Và tất nhiên, k loại trừ khả năng chính tự doanh các cty CK + tổ chức khác sẽ là kẻ mua vào trước tiên, và đến khi ETF đặt mua, họ cũng sẽ là mối bán!

Hiện các cty CK k phải công bố danh mục và quy mô tự doanh theo từng mã, nên ngoại trừ các bác quản lý các Sở, NĐT k thể biết được trong tháng qua, các cty CK đã tự doanh MSN, PVT… như thế nào. Tuy nhiên có 1 dấu hiệu, đó là lượng bán tự doanh trong 3 phiên của tuần cơ cấu danh mục vừa qua (từ 18/3-> 20/3) đã tăng đột biến.

Như vậy, nếu khả năng “mối bán” có sẵn như vậy, có thể nói rằng nhiều NĐT sẽ là kẻ thua thiệt trong đợt review: họ mua theo lời môi giới, đua lệnh đẩy giá lên -> góp công cho tự doanh kiếm lời! Đó là chưa kể trong tuần cơ cấu danh mục (giá MSN và PVT đều giảm trong tuần cơ cấu), liệu lệnh bán của NĐT có nhanh hơn lệnh bán tự doanh?

Thứ ba, cũng liên quan đến chuyện tự doanh và NĐT. Trong bài viết “Tiền ở đâu cho vay margin chứng khoán“, có 1 câu hỏi là: các cty CK làm cách nào để “triệu hồi” vốn về?

Nói chung, nếu NĐT xài margin càng lâu, cty CK sẽ càng thu được nhiều lãi, do đó nếu lượng tiền cho vay margin kịch kim, cty CK cũng chả việc gì phải “triệu hồi”! Nếu muốn cho vay thêm, cứ kiếm ngân hàng hay 1 tổ chức thứ ba đứng ra làm hợp đồng hợp tác đầu tư 3 bên, kiểu như vụ MB hỗ trợ 1 nghìn tỷ cho MBS (nghe nói bài viết được đăng ở nhiều báo, nhưng đã bị gỡ) thì NĐT sẽ lại được vay thêm mà thôi. Vậy tại sao lại có chuyện “triệu hồi”? Có 3 lý do:

– Một là do nhu cầu margin luôn tăng trong thị trường giá lên, nếu NĐT k thấy có tiền margin, họ có thể bỏ sang cty CK khác -> cty phải kiếm nguồn tiền để luôn duy trì dịch vụ này cho khách hàng.

– Hai là ngoài lãi margin, cty CK còn thu phí GD++, vừa xài margin vừa lướt sóng liên tục thì cty CK sẽ có lãi kép. Bạn cứ tưởng tượng trường hợp sau: KH A vay margin 1 tỷ đồng, lãi 15%/năm, vay xong 3 tháng sau mới trả, còn KH B vay margin 1 tỷ đồng, lãi 15%/năm, cứ T+3 hàng về là bán, rùi lại ứng bán ngày T và đặt mua + margin tiếp. Sau 3 tháng, cả 2 KH A và B đều trả lãi margin như nhau, nhưng ông B trả thêm 1 đống phí GD + phí ứng bán ngày T. Vậy cty CK thích KH A hay B hơn?

– Ba là, NĐT phải lỗ thì mới máu châm thêm tiền. Nếu họ đánh margin mà lời, họ cũng sẽ thêm, nhưng có khi nhiều bác lại rút bớt vốn gốc ra. Do đó, để NĐT máu me với chứng, thì phải làm sao để NĐT phải liên tục cắt lỗ trong thị trường giá lên, điều này có khi lại mang nhiều lãi hơn cho cty CK, so với tình trạng NĐT lời hoài. Đây là 1 thực tế khó tin, nhưng bạn nào từng GD trên sàn vàng ảo trước đây thì chắc cũng biết.

Do đó, để triệu hồi vốn thì ngoài việc dùng môi giới, phân tích liên tục khuyến nghị mua rùi bán, bán rùi lại mua…, còn 1 cách khác là đạp giá cổ phiếu. Cty CK đạp giá thế nào? Lấy hàng tự doanh + hàng của khách VIP ra bán, vừa chốt lời, vừa kéo giá xuống để mua lại sau, vừa “xử” 1 mớ khách nhỏ lẻ. Các điểm kháng cự trên chart luôn là cái cớ rất đẹp để xả hàng. Tự thân NĐT thấy lỗ là phải cắt, k cắt banh tài khoản ráng chịu! Nghe dã man con ngan, nhưng sàn thứ cấp là vậy đó, tiền bạc và chứng vận chuyển theo định luật bảo toàn giá trị: k tự nhiên sinh ra mà chỉ chuyển từ túi thằng này qua túi thằng khác.

Tóm lại, ngoài ý tưởng thứ nhất có tác dụng tích cực :), 2 ý tưởng sau thật sự… nguy hiểm nếu nó trở thành hiện thực. Ngoài ra, nó còn cho thấy rủi ro xung đột lợi ích giữa chính cty CK với khách hàng của họ. Tui dám cá là cả trăm cty CK được hỏi cũng sẽ trả lời rằng tự doanh rất tách bạch khỏi hoạt động môi giới cho khách hàng, nhưng nếu có cty nói có, có khi các bác quản lý cũng chả chứng minh được. 

Nếu 2 ý tưởng trên là thực thì chỉ có 1 cách giải quyết tận gốc mà thôi -> bỏ chức năng tự doanh đi. Cty CK thích tự doanh ư, xin mời chuyển thành cty đầu tư CK, bỏ chức năng môi giới!

Nghe nói chứng trường nước ngoài cũng vậy (vụ này check sau).

Một bình luận về “Nghề mình mà 383 – 1 số ý nghĩ nguy hiểm của ngày 1/4”

Bình luận về bài viết này