(chém) Tui ủng hộ sáp nhập 2 Sở từ năm … 2000

Chuyện sếp tổng cũ của tui tuyên bố có khả năng 2 Sở GDCK được sáp lại nhập thành 1 cũng chả có gì mới, ít ra đối với tụi tui. Nếu ai đó “so sánh” cách nước mình bắt chước xu thế sáp nhập các Sở ở các nước khác, ví dụ như Nhật, Hàn hay Thái Lan, có lẽ chỉ giống bề ngoài. Chứng trường nước họ có từ khi bà con phải lóc cóc đến cty CK mới đặt lệnh được, từ khi khoảng cách địa lý là 1 cản trở rất lớn cho sự mở rộng của các thành viên chứng trường ra toàn xã hội, do đó sau này họ tất yếu có nhu cầu sáp nhập. Còn ta thì… Khi HOSTC “ra đời” vào tháng 7/2000, công nghệ lúc đó nói chung đã phát triển đủ để cung ứng được mọi dịch vụ  GD chứng khoán từ xa (cho dù là qua cục gạch di động Startac hay Internet có dây 1269…), tức là tuy HOSTC đóng doanh trại ở HCM nhưng NĐT ở Lạng Sơn hay Cà Mau vẫn đặt lệnh được.

Do đó mà tui mới nói rằng tui ủng hộ chuyện sáp nhập này từ năm 2000 lận. Chuyện này chỉ nói được đến vậy, hy vọng sau này có bác quan chức nào nhớn về hưu viết hồi ký cho bà con biết thêm.

Nghề mình mà 268 – Nợ xấu của cty CK

Cho đến giờ, theo tui hiểu thì chưa có quy định nào về nợ xấu của cty CK, đơn giản là vì trước nay cty CK đâu có được phép cho vay, không cho vay lấy đâu nợ xấu? Nhưng với thực trạng nợ đọng margin cũ cũng như rủi ro khi triển khai margin mới (đã cho vay, tất có nợ xấu), có lẽ các bác quản lý cũng nên sớm có quy định về nợ xấu.

Vậy nợ xấu margin chẳng hạn, thế nào là nợ xấu, liệu có thể tham khảo quy định về nợ xấu của khối ngân hàng được không? Theo tui, nợ margin xấu là nợ có mức tài sản ròng (TSR) < mức xử lý, hoặc hết hạn mà không thu được gốc. Liệu có tham khảo quy định nợ xấu ngân hàng hay không thì tui nghĩ được chớ, tất nhiên phải chỉnh 1 chút dựa trên đặc trưng của margin như kỳ hạn ngắn, tình trạng nợ được đánh giá lại hàng ngày, có thể cảnh báo và xử lý trước khi hết hạn… Ví dụ (dựa theo QĐ 43/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ … trong hoạt động ngân hàng):

– Nhóm 1 – nợ đủ chuẩn: là các khoản margin được cty CK đánh giá là có thể thu hồi đủ cả gốc lẫn lãi đúng hạn. Cái chữ “đánh giá” này cũng mơ hồ đấy, nhưng tui cứ tạm cóp từ ngân hàng qua để đó vậy.

– Nhóm 2 – nợ cần chú ý: là các khoản margin có TSR rơi vào tình trạng cảnh báo, tức là NĐT chuẩn bị… bổ sung tiền hay tài sản đảm bảo (TSĐB) khác; hoặc là margin tuy có TSR tốt nhưng hết hạn và NĐT và cty CK đang thảo luận để gia hạn, đảo thành margin mới… trong vòng xxx ngày (chú ý là margin là các khoản tín dụng ngắn hạn nên không thể áp mức 90 ngày như nợ cần chú ý của ngân hàng).

– Nhóm 3 – nợ dưới chuẩn: là các khoản margin có TSR rơi về mức xử lý và NĐT chưa thấy bổ sung TSĐB, tuy nhiên TSR vẫn > zero; hoặc margin quá hạn của nhóm 2 mà NĐT và cty CK không thể gia hay đảo trong xxx ngày, buộc cty CK phải tính ngay chuyện bán.

– Nhóm 4 – nợ nghi ngờ: bỏ qua

– Nhóm 5 – nợ có khả năng mất vốn: là các khoản margin có TSR < zero, tức là có bán cty CK vẫn chịu thiệt hại, hoặc margin nhóm 3 mà cty CK có bán vẫn 0 thể thu đủ nợ (ví dụ mất thanh khoản, mất giá quá nhanh…).

Những ví dụ nói trên là do tui tự đề xuất ra, có gì sai xin góp ý. Nợ nhóm 3 trở đi của ngân hàng được coi là nợ xấu, thì nợ nhóm 3 trở đi của CK cũng được coi là nợ xấu. Sở dĩ tui coi nợ dưới chuẩn ngay khi TSR rơi về mức xử lý là dựa trên quan điểm: NĐT chỉ có TSĐB “hiện hữu duy nhất” là chứng khoán, do cty CK chỉ nắm được chừng ấy “tóc” của khách hàng nên chỉ mong (cho dù có chuyện gì xảy ra) bán số chứng khoán ngay khi TSR > zero là thu đủ nợ. Thời gian để cty CK bán chứng khi TSR về mức xử lý mà vẫn dương thực sự không nhiều, nói chung chỉ có thể tính bằng số phiên GD, nên đã bán là phải quyết bán ngay cho bằng được (đạp sàn cũng chơi). Nói cách khác, cty CK không hề muốn các khả năng phải siết đồ khác hay kiện tụng… rất mất thời gian và công sức. Tui cũng đề xuất phân loại nợ margin thành 4 nhóm, bởi vì margin là nợ ngắn hạn,  một khi đã cần xử lý thì cty CK phải quyết đoán ngay, khó mà có thể chờ 90, 180 hay 360 ngày như nợ xấu ngân hàng. Ngoài ra, tui nghĩ nợ mất vốn đơn giản là có bán hết số TSĐB thì cũng không thu đủ nợ, và NĐT đã để TSR âm thì gần như họ cũng đã bó tay chấm com, không xoay được tiền để tự cứu mình nữa rồi.

Tính đến thời điểm này, rất nhiều cty CK đã có BCTC Q3, và điểm sáng nhất theo tui là các khoản phải thu đã giảm. SBS giảm phải thu được 1 nửa còn 338 tỷ so với đầu năm, VND giảm hơn 1/3 còn 656 tỷ (chú này lại có trích lập dự phòng khá lớn, nên trao bằng khen vì “tự nguyện”), FPTS chỉ còn hơn 740 tỷ so với tầm 2.000 tỷ của BCTC kiểm toán năm trước, CK Thăng Long cũng tuyên bố “dư nợ cho vay là 1.430 tỷ đồng, dự kiến đến hết tháng 12/2011 sẽ xuống dưới 1.000 tỷ đồng” (mà theo BCTC kiểm toán 2010 thì phải thu hơn 3.600 tỷ) và nổi tiếng nhất là … ORS:  phải thu từ 1.489 tỷ cuối Q2 về còn 249 tỷ cuối Q3, có 90 ngày thôi mà giảm được hơn 1.000 tỷ, giúp cho cục tiền mặt tăng chóng mặt. Nợ phải thu giảm, thì nợ xấu margin… cũng giảm, kể cả các khoản khó đòi, nhờ vào các con sóng nhỏ của các tháng 6 và tháng 8. Cty nào có ngân hàng mẹ chống lưng, có thể bán bớt nợ về cho mẹ (ORS chăng???). Cty nào không, có thể lựa lúc sóng lên mà gọi khách hàng đến quyết. Có cty vừa bán nợ, vừa bán cổ…

Chỉ có điều, tui ngờ rằng nợ nào dễ xử lý được thì xử hết, cho đến nay chỉ còn những cục nợ nhóm 5, tức là nợ có khả năng mất vốn (TSR âm). Nói cách khác, nợ xấu margin đang được cô đặc lại, toàn màu đen chứ không lẫn lộn xám, xanh hay tím hồng gì nữa. Chứng trường còn lình xình thì càng khó đòi, bởi theo tui biết, rất nhiều NĐT đang tìm cách xù margin cũ, vì họ đang bám trên 1 hy vọng rằng, nếu có kiện tụng thì tòa sẽ tuyên các hợp đồng margin cũ là vô hiệu. Cty CK cũng khó mà bán hết cổ, bởi vì bán hết vừa thu không đủ nợ vừa khiến KH bỏ đi, vì họ còn tóc đâu mà cty CK nắm. Do đó, tui nghĩ nhiều cty CK cũng đang chờ đến giải pháp cuối là trích lập dự phòng phải thu khó đòi cho các năm sau, hy vọng thị trường lên, cty mình làm ăn có lãi trở lại mà bù vào mất mát này. Muốn trích lập dự phòng, lại phải chờ có văn bản hướng dẫn.

(Dzui dzui) Bạn là công dân thứ bao nhiêu của quả đất?

1 bạn chat đã hỏi tui câu này, trời khó quá, ai mà biết được. Thế mà hóa ra cũng biết được. Tui là công dân thứ 78 559 846 348 của quả đất, tính từ kỷ quái quỷ nào đó. Dzui quá.

Thế giới đang chuẩn bị đón chào công dân thứ 7 tỷ, được dự báo là sẽ xảy ra vào ngày mai 31/10. Tất nhiên là tương đối, nhưng tất cả hãy cùng VÀO ĐÂY để chúc mừng “đồng hương” nhé.

(chém) Thị trường mày chơi 0 thoải mái

Vợ tui mới kể nghe 1 chuyện, đại ý là có 1 chú nước ngoài đang làm chứng ở VN, cùng lớp vợ tui nói: “TTCK chúng mày tuy rẻ nhưng chưa hấp dẫn tụi nước ngoài bạn tao, bởi vì bạn tao không thể chơi thoải mái ở đây. Mày phải biết rằng ngày nay ĐTNN không có nghĩa là phải sang nước mày chơi, mà chỉ cần ngồi nhà nhấp chuột qua net. Chơi ở nước mày, tụi tao phải học đủ thứ để biết rằng… nhiều thứ bị cấm”.

Quả rất đáng suy nghĩ. Chứng trường nước mình phát triển hơn 10 năm, tuy đi sau người ta nhưng lại hưởng được nhiều lợi thế, ví dụ như toàn cầu hóa, thế giới phẳng, công nghệ, internet… để mở cửa hòa nhập. Thế mà đến giờ so với thế giới sao vẫn còn nhiều khác biệt vậy?

Mình muốn thu hút người ta chơi chứng, mình phải tạo sân cho người ta chơi thoải mái như ở nhà họ (tất nhiên 0 thoải mái tuyệt đối). Mẹ tui từng nói: ở SG bây giờ đi chợ không thoải mái bằng siêu thị. Chứng trường nhà mình với chứng thế giới, có lẽ cũng giống như so cái chợ với siêu thị chăng?

(chém) Cố lên… án điểm… cố lên

Báo ĐTCK sáng nay có bài hay: mục sở thị hoạt động margin tại các cty CK. Viết được bài này, chắc bạn phóng viên đã phải “vi hành”, hay ghi âm lại chớ không chờ đến chuyện tố cáo chéo như đề xuất của VASB. Bên cty tui cũng có người bức xúc: chúng nó làm sao cty 0 làm? Điều này thật khó trả lời, bởi vì sếp lớn đã cấm làm gì ngoài quy định của UB, kể cả việc đơn giản nhất là cho chậm tiền mua trong ngày… Nên sớm có án điểm thôi.

Cũng chính báo ĐTCK đã từng nêu lên quan điểm “Án điểm bán khống: Cần một cuộc thị sát ngầm“. Nghe đâu ngay từ đầu tháng này, UB cũng đã trả lời  “sẽ có án điểm cho nghi án bán khống“. Nên sớm có án điểm, kể cả bán khống, margin lẫn những trò môi giới chui khác để giúp các cty CK cạnh tranh lành mạnh. Tui cũng từng chém rằng: “Minh bạch và công bằng là điều mà thị trường cần, nhất là các cty CK thành viên cần. Thành viên chỉ ấm ức và bất bình khi muốn làm qua hợp đồng đàng hoàng thì không được, trong khi nơi khác làm chui thì 0 sao“, nay tui cũng chỉ muốn được hô to… cố lên… án điểm… cố lên…

(chém) Nợ xấu lớn mà Mizuho còn mua thì..

Với số liệu phân loại nợ từ bài viết “nợ xấu của khối NH NY tăng mạnh” trên ĐTCK sáng nay, điều ngạc nhiên là nợ xấu và nợ không đạt chuẩn VCB lại vuợt trội so với 7 ngân hàng còn lại. Nên nhớ rằng VCB  mới được Mizuho, 1 tập đoàn lớn thỏa thuận mua 1 ít cổ phần, mà tất nhiên họ đã mua thì họ cũng đã biết nợ xấu của VCB là bao nhiêu (có khi còn chính xác hơn con số trên). Ngoài ra, cho dù sóng bức xúc, sốt ruột chuyện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đã lan đến tận… các cụ Nghị thì chú VCB này chắc cũng 0 thể nằm trong diện tái chín với các ngân hàng khác.

Cho nên nếu cứ nhìn từ 2 sự việc này thì dễ dàng chém 1 phát rằng nợ xấu nhiều thế mà Mizuho vẫn mua giá cao thì cả VCB và các ngân hàng khác còn có nhiều cửa phát triển lắm, ngay cả TTCK cũng còn tiềm năng chán…

Chỉ có điều, nếu nhìn ngược lại rằng nợ các ngân hàng khác so với VCB sao mà ít thế, thì tự dưng tui lại… nghi ngờ.

Chuyện đánh gốp của tui

Nói luôn là tui chưa biết chơi gốp (golf), cho dù cũng từng mon men cầm 1 cây gậy. Gốp là cách phát âm của 1 sếp cũ của tui, chứ tui vốn khoái nói là chơi gôn, vốn có bữa thằng bạn đang đánh vàng Hồng Hối nó tưởng tui cũng chơi nên đòi học hỏi kinh nghiệm. Nhưng thôi, sếp bảo phát âm theo người nước ngoài thì mình cứ theo sếp vậy.

Mấy bữa rồi tui thấy mọi người cãi nhau nhiều quá về chuyện bác Bộ trưởng nào đó cấm lính đánh gốp. Mà đa phần ủng hộ mới ác chớ, cứ nhìn cái chart thăm dò ý kiến trên Tuổi trẻ online mới thấy cái cột ủng hộ việc cấm nó cao như tòa nhà Bitexco SG. Lý do cấm rất có lý: tiền đâu các ông chơi (hay là các ông có gì khuất tất ở khoản này chăng), và các ông chơi rồi thì thời gian đâu mà làm việc. Hai cái lý do này khiến tui nhớ tới 2 câu chuyện của 2 ông sếp cũ tui.

Một sếp cũ của tui vốn là quan chức, 1 ngày đẹp giời được 1 thằng chủ doanh nghiệp người Hàn tặng cho 1 cây gậy gốp. Khổ quá, thằng Hàn nó nghiện chơi cái môn đó, nhưng sếp nhà lại không biết. Sếp chỉ biết đánh tennis thôi, nên sếp rủ tui vác gậy ra… Trang Sport đổi sang vợt. Qua đó rồi, chủ hiệu bảo cho sếp chọn bất kỳ loại vợt nào bác thích, cho thêm bất kỳ đôi giày, túi, áo, quần, mũ… mà hiệu có (mỗi thứ một món). Tự dưng 2 anh em thấy … hớ.

Nói vậy chắc bạn sẽ bảo tui bịa. Nghe như bịa thiệt, vì nếu tui là sếp, chắc tui vác gậy đi đổi… tiền. Nhưng tui hiểu, nhà sếp vốn sang trước khi bác làm quan chức, nên đối với sếp đổi thành vợt tennis thích hơn. Thế thôi.

Nay tui thấy nhiều người cứ thắc mắc công chức lấy tiền đâu chơi gốp mà phì cười. Nếu cứ dựa vào mỗi lương thì chả mấy công chức dám mua xe Honda, chả mấy ai dám đưa vợ con cuối tuần đi xơi cháo chửi hay ăn kem bờ Hồ, thậm chí chả mấy ai dám đánh tennis chứ đừng nói gốp. Tui vốn có 7 năm công chức, lúc đó lương chỉ mua đủ 1 cây vợt tennis mà thôi chứ đừng nói đến gậy gốp, nhưng tui thấy rất nhiều công chức khác vốn nhà mặt phố, bố đảng viên mẹ hiền nhất quận. Họ giàu từ gốc, vào công chức chủ yếu vì nó ổn định, không phải dạng thương trường khốc liệt. Tất nhiên đã giàu thì họ coi gốp là thường thôi, nhất là bây giờ chẳng cần phải lên Ba Vì hay ra Vũng Tàu, mà ở ngay HN với SG cũng đã có sân gốp, làm sao cấm họ chơi được.

Nên bạn nào nói rằng công chức lấy tiền đâu chơi gốp, tui cho rằng bạn đó đang quy chụp. Bạn hãy ra sân để xem người đang chơi vốn là công chức giàu hay công chức quèn trước đã, chứ ngồi nhà mà phán thế có phải là quá phiến diện không? Quèn mà chơi mới lạ, tui thì tin chắc đã ra sân thì chả có mấy ai quèn.

Vẫn sếp này, có 1 hôm bác nói là tiếc không đi học gốp sớm. “Thằng Hàn kia nó muốn giữ quan hệ tốt với mình, nên nó hay rủ mình chơi gốp với nó, và cả với bạn của nó, cũng Hàn hết. Tất nhiên chơi với mình thì nó có lợi, nhưng đừng cứ nghĩ là nó chỉ muốn lợi dụng mình (vì mình làm người nhà nước). Ngược lại, nó cũng cho rằng mình chơi với nó thì tốt cho cả mình, và nó cũng không nghĩ là mình ừ chỉ vì mình cũng muốn vòi nó cái gì đó (có vòi gì cứ nói thẳng ra, việc gì cứ phải đi chơi rồi kiếm lời đưa đẩy cho mất công). Chơi với hội doanh nghiệp Hàn đó, có khi lôi được khối cty FDI lên sàn chứng khoán, chả tốt hay sao? Tất nhiên mình rủ đánh tennis thì nó cũng đi, nhưng nó đi mình thì mình cũng phải đi nó. Chắc phải ra Him Lam học thôi”. Tui cũng từng đọc báo thấy có bác quan rất nhớn nào ngoài HN nói rằng đánh gốp cũng là ngoại giao, các quan to nhà mình cũng nên tập cho biết. Bây giờ thấy ngay cả trường hợp sếp tui cũng vậy, to nhỏ gì cũng là ngoại giao quan hệ cả. Mở cửa ra với thế giới, phải biết chơi mấy trò thế giới hay chơi. Thế thôi.

Một sếp khác, vốn ở nước ngoài về, có bữa gọi mấy thằng trưởng phòng tụi tui lên giao 1 việc, sau khi ABCD rồi thì phán 1 câu y chang phim Tây: anh không quan tâm các chú làm thế nào, 2 tuần sau báo anh kết quả. Mẹ ạ, tụi tui nai lưng ra làm, nhiều lúc nhân viên về rồi tụi tui vẫn làm, về nhà cũng làm, cuối tuần vẫn lởn vởn trong đầu cái việc làm. Mà sếp ác, hay rủ đi nhậu. Sếp bảo, nhậu là việc khác, các chú tự thu xếp sao cho việc kia vẫn phải đạt kết quả kịp thời hạn. Bên Tây nó vốn tư duy vậy.

Nghĩ lại tui thấy sếp tui có lý. Đã làm ở cấp chức sắc trở lên, đừng nghĩ đến giờ hành chính, giờ văn phòng. Ngồi văn phòng xử lý sự vụ là làm việc, đi gặp khách hàng ngoài giờ, cho dù nhậu với khách cũng là làm việc. Ở doanh nghiệp tư, 24/24 đều là giờ làm việc, ăn thua do mình tự sắp xếp sao cho hợp với việc nhà. Xếp khéo, làm giỏi thì còn ối giờ để chơi, thậm chí chơi trước làm sau vẫn xong. Kém thì làm mửa mật cũng không xong. Kết quả công việc là thước đo mọi thứ: năng lực, lương thưởng, thăng tiến, vị trí… Nghe đâu bên Úc từng có ông Thủ tướng làm việc kinh khủng quá, nhân viên theo không kịp, đuối nên xin nghỉ liên tục. Bảo sao xứ Tây nó phát triển nhanh vậy.

Nay đối các quan chức xứ ta, muốn họ làm được việc thì nên suy nghĩ như doanh nghiệp. Không gì hay bằng giao việc đồng thời giao cả deadline cho họ. Không có thời hạn, bảo sao công chức hay làng nhàng. Siết thời hạn, phạt, trảm… nếu không kịp, thử xem họ có bỏ đi chơi hay không? Có khi lòi ra kẻ nào vẫn đi chơi gốp lại là thằng có năng lực, nó tự tin vừa chơi vừa làm vẫn kịp mà.

Điều cuối cùng mà tui nghĩ là nhiều người cũng quy chụp rằng chơi gốp dễ phát sinh tiêu cực. Tiêu cực hay không là ở ý nghĩ mà ra, chứ không phụ thuộc vào hành vi. Đã vòi thì đi đánh gốp sẽ vòi, đánh tennis cũng vòi, nhậu cũng vòi, mà đơn giản là cầm điện thoại thôi cũng vòi được rồi. Muốn chống, chặn mấy cái vòi thì phải dùng cách khác, chứ chả nhẽ cấm đánh gốp, cấm đánh tennis, cấm nhậu… là xong àh? Nực cười!

Nghề mình mà 267 – BCTC nhóm cty CK, từ trường hợp của ORS

Quả thật, cái “cục” 1.000 tỷ đồng trong BCTC q3 của ORS cũng khiến tui thấy tù mù, cho dù là người trong ngành. Không phải là chuyện làm đẹp BCTC đơn giản theo kiểu ai đó để tiền vào cty mấy ngày cuối kỳ (để tiền mặt tăng thêm) rồi sau đó lại rút ra, vì nợ phải trả chả thay đổi mấy. Cho đến giờ, xét theo việc tăng, giảm tất cả các khoản mục trên Bảng CĐKT, bỏ qua những khoản có thể rơi rớt, hao hụt hay chia sẻ thì cục tiền mặt tăng thêm chỉ tương ứng hợp lý với cục phải thu giảm đi. Tức là nhìn bên ngoài thì cty này quá tốt: giải quyết được nợ phải thu và có thêm tiền để kinh doanh hay gửi tiết kiệm… nói chung làm gì cũng có lợi so với số vốn chủ chỉ có chừng hơn 200 tỷ đồng này. Tiền mặt nhiều như vậy thì quá xứng để ngồi chung mâm với các anh thuộc Top10 rồi.

Tuy nhiên, chuyện có thể cũng không đơn giản như đan rổ. Tổng nợ của cty chỉ tăng mạnh trong năm nay (đầu năm chỉ là 258 tỷ, đạt đỉnh là Q2 và ORS vi phạm QĐ 27/2007/QĐ-BTC do tỷ lệ nợ/vốn > 6 lần, rồi giảm 1 ít vào Q3), trong đó chủ yếu là phải trả khác. Thật không thể tra cứu tiếp xem mục nợ này bao gồm những thứ gì mà lắm thế, do Thuyết minh không nói đến. Nhận nợ nhiều vậy, nhưng chắc là 0 dùng hết để đánh đấm (thuyết minh có nhắc đến lượng GD mà nếu tính hệ số quay vòng thì không nhiều khi so với cả cục tiền), đầu tư mua sắm cũng chả mấy, nên có lẽ liên quan nhiều đến phải thu. Tiền ủy thác từ người này, có lẽ cty cho kẻ khác vay. Trên thuyết minh có ghi lượng phải thu phát sinh trong 9 tháng (tăng thêm và giảm đi) lên đến 12 ngàn tỷ đồng, tiền luân chuyển nhiều thế ở đâu ra? Khi phải thu bây giờ chỉ còn lại chưa đến 250 tỷ, cục tiền 1.092 tỷ tiền mặt kia (thuyết minh 98% là tiền cty chứ 0 phải tiền KH) có lẽ cũng vẫn liên quan đến nợ phải trả. Phải chăng sắp là lúc cty phải thực hiện công đoạn cuối của những HĐ vốn làm phát sinh các GD phải trả – phải thu đó, hay là cty sẽ tiếp tục đánh đấm hoặc bắt chước KLS: gửi tiết kiệm? TS ngắn hạn sẽ vẫn là 1.359 tỷ, nợ ngắn hạn vẫn là 1.236 tỷ hay là sẽ cùng nhau giảm mạnh? Nếu là NĐT có lẽ phải chờ đến BCTC Q4, còn nếu là các bác chủ quản, quản lý chứng trường, chắc sẽ sớm biết qua báo cáo tháng 10. Chứng trường bây giờ ai cũng đòi hỏi phải minh bạch, vậy chuyện giải trình cái cục tiền này hay công bố sớm BCTC tháng 10 có nằm trong 2 chữ minh bạch đó hay không nhỉ?

Nói về ORS vậy thôi chứ ở đây tui muốn nói rằng có rất nhiều chuyện liên quan đến cái mẫu BCTC của nhóm cty CK. Nói chung là quá ít thứ trình bày để bà con đọc và hiểu. Bạn hãy làm 1 cái test đơn giản, tức là dò các bản phân tích các cty NY mà các cty CK hay các tổ chức như STox, vietstọck… làm, liệu có nhiều báo cáo phân tích cty CK? Tui muốn nói là, nhóm này cũng có nhiều nét đặc biệt, mà chứng trường mới phát triển có … 10 năm, nên mẫu BCTC còn bất cập lắm.

Ví dụ như cấu trúc bảng income, đúng ra phải giống nhóm ngân hàng hay bảo hiểm, tức là liệt kê theo từng nội dung kinh doanh. Ngân hàng họ ghi rõ doanh thu và chi phí của các hoạt động như tín dụng, đầu tư chứng, vàng, ngoại tệ… Bảo hiểm có bảo hiểm gốc, tái bảo hiểm, đầu tư TC… Nhóm cty CK thì sao? Doanh số thì cũng được phân thành nhiều loại, nhưng chi phí thì không. Mấy ai biết doanh thu tự doanh thưc ra chỉ là khoản lời từ tự doanh chứ 0 phải là giá trị mua – giá trị bán, ngược lại nếu tự doanh lỗ thì ghi vào phần chi phí kinh doanh chứng khoán (do đó mục này không hề ổn định, bạn nào mà cứ giữ thói quen phân tích, cứ lập tỷ trọng chi phí này trên tổng doanh số là sai lệch hết). Ngoài chuyện tự doanh nói trên thì giờ ai cũng thấy là mục doanh thu khác của khối cty CK lại nhiều đến mức có thể coi là doanh thu chính. Doanh thu khác bao gồm những phần gì, không có thuyết minh sẽ không thể biết được. Nếu thuyết minh sơ sài, nói chung chung thì chịu chết, chỉ có lãnh đạo cty đó biết. Bạn đừng mong cty CK tự nguyện báo cáo thật với tất cả cổ đông (nhất là cổ đông hạng ruồi), UB hay bất kỳ cơ quan quản lý nào khác. Có chăng thì chỉ đến cổ đông… mẹ.

Ví dụ như bảng CĐKT. Nhìn chả khác gì so với bảng bên nhóm sản xuất (có thể đùa dai rằng tuy giống vậy nhưng CK lại được liệt vào nhóm phi sản xuất). Nên “thêm” (thực chất là đôn từ các tiểu khoản lên) các mục như tiền gửi của khách hàng, tiền cho vay tài chính (margin…), phải trả NĐT, phải trả các SỞ GDCK… Ngoài ra, tui còn nghe sếp nói hình như chưa  có quy định về trích lập dự phòng phải thu khó đòi cho nhóm cty CK này, chả biết có đúng hay không?

Ví dụ nữa là bảng thuyết minh. Đối với tụi phân tích như tui, có thể nói là cái này bây giờ quan trọng nhất nhì, hơn cả bảng lãi lỗ. Sẽ đau nhất là chả hiểu tại sao cty lãi (lỗ), họ lãi (lỗ) từ đâu ra. Tui được biết là theo Thông tư 09/2010/TT-BTC về hướng dẫn CBTT thì các bảng thuyết minh cũng phải được lập theo mẫu và phải đầy đủ theo quy định của pháp luật về kế toán. Tui chả biết pháp luật về kế toán quy định chi tiết đến mức nào về bảng Thuyết minh của nhóm cty CK, nhưng tui dám chắc là nhiều bảng thuyết minh cũng rất sơ sài, mà dường như là có sự cố ý của chính người lập.

Sáng nay báo ĐTCK có 1 bài của chị Phó ban Quản lý hành nghề kế toán – hội kế toán kiểm toán về cái lỗ hổng (hạch toán) trong trường hợp TPCĐ. Mà ngẫu nhiên sao tui cũng mới đọc cái IAS 39 về hạch toán các công cụ tài chính (chỉ dịch thôi cũng ná thở luôn chứ chưa nói đến hiểu), nên tui nghĩ rằng đối với các nhóm cty có liên quan nhiều đến ĐTTC như nhóm CK này, việc hạch toán có lẽ đang còn rất đơn giản, sơ sài. Do đó, để nâng cao chất lượng BCTC của nhóm cty CK, giúp cho NĐT và cả các chuyên gia phân tích dễ thở hơn trong việc săm soi dữ liệu và đầu tư, thì cũng nên tái cấu trúc (nhóm chữ đang được các bác quan hâm mộ nhất hiện nay), nôm nay là sửa các bảng BCTC nhóm cty CK và cả 1 số phương pháp hạch toán các khoản mục trên các báo cáo đó. Chuyện này ngoài tầm với của tui, xin nhường cho các bác có mác ACCA.

Nghề mình mà 266 – Tiếc cho 1 câu hỏi “sai”…

(nói trước là tui viết blog này cùng lúc với đọc … truyện tranh Sát thủ đầu mưng mủ, nên có thể hơi lẫn lộn… :))

Đọc xong cái bài viết phỏng vấn bác quan chức Ủy ban về chuyện không nới tay với margin mà tui cứ xuýt xoa vì tiếc. Tiếc cho câu hỏi của phóng viên đã khiến bác ấy phải trả lời mâu thuẫn với nhau, như thế là hổng được.

Ví dụ: bác ấy nói “một khi đang trong giai đoạn triển khai thí điểm thì luôn thận trọng, an toàn hệ thống là quan trọng nhất để tránh tác động tiêu cực lên thị trường” Quá đúng!!! Margin là 1 dịch vụ tiềm ẩn rủi ro hệ thống rất lớn, rất cần có 1 loạt các biện pháp “phòng” và “chống” được lập ngay từ đầu, mà danh mục margin (= 100% – danh mục cấm margin) là biện pháp mang tính “phòng” đó. Danh mục này sẽ loại bớt những mã có rủi ro và ngăn ngừa những dạng đầu cơ “đã máu thì đừng hỏi bố cháu là ai”, kiểu như biết DVD đang dính nhiều chuyện bầy hầy mà vẫn khối NĐT lướt tại mức giá 10-15 dạo trước. Chỉ cần hơn chục mã lớn dính đầu cơ liều mạng cùng lúc là cả hệ thống mất an toàn ngay. Cho nên phải trọng quả thận, nói tắt theo lối Hán Việt là… thận trọng.

Đoạn tiếp theo, bác lại thanh minh rằng “mức độ khắt khe đã giảm đi ít nhất 50%, thậm chí có tiêu chí đã giảm tới 70%, so với thông lệ quốc tế. Nghĩa là quy chế margin đang triển khai rất thoáng“. Ô hô… cũng quá xá đúng!!! Xét về số lượng cp, quy chế margin đang rất thoáng (ngoài ra quy chế này còn thoáng nhiều chỗ khác nữa). Cả hai sàn có gần 700 mã được GD, trong khi chỉ cấm hơn 150 mã margin, suy ra là cho margin tới gần 550 mã. Cty tui trước đây margin trong điều kiện bình thường cũng chỉ dám cho tối đa 200 mã mà thôi. Gần đây 1 số cty CK đã bắt đầu được cấp phép margin chính thức, và tui cũng đọc thấy là họ không hề cho margin hết danh mục mà UB cho phép. Nhưng bác vừa bảo thận trọng, nay lại bảo “thoải con gà mái đê” thì hơi kỳ.

Mà thoáng vậy có giúp giảm hẳn rủi ro hệ thống hay không? Không dám nghĩ tới, cứ nghĩ là lại “buồn như con chuồn chuồn”! Nhìn từ phía cty CK thì khi làm margin: rủi ro thanh khoản là số 1, rủi ro mất giá là số 2, thậm chí nếu cộng 2 chữ “hệ thống” thì rủi ro thanh khoản còn tác động “lan tỏa” đến rủi ro mất giá. Xin nêu ra 1 giả định: 1 Cty CK cho bạn margin 20.000 cp GMD (sàn HOSE), tỷ lệ 6:4 chẳng hạn. KL khớp lệnh bình quân của mã này 1 tháng gần đây chỉ tầm 100.000 cp/phiên, và độ dao động giá chỉ tầm 10% so với mức 23.000 đ/cổ. Như vậy, trong điều kiện bình thường thì chưa có rủi ro mất giá để KH phải bổ sung tiền hay khiến cty CK bán đồ. Tuy nhiên, bất kỳ HĐ margin nào cũng vậy, đều quy định trình tự bán đồ của khách sẽ đại loại là: bán hàng margin -> siết hàng khác và tiền mặt trên TK của khách -> kiện tụng… nếu vẫn chưa thu đủ nợ. Bước cuối cùng tất nhiên sẽ rất mất thời gian, tốn công của với mấy NĐT chày cối, nên cty CK luôn mong muốn làm mỗi bước 1 là xong. Và trong trường hợp này, mức 20.000 cp cũng có vẻ không có rủi ro thanh khoản.

Tuy nhiên cty CK không biết rằng còn nhiều NĐT ở nhiều cty CK khác cũng đang margin GMD, và trong đó có 1 NĐT tên Như Là… vốn “là bộ đội nên phải chơi trội”, cầm đến 500.000 GMD và giờ phải bán để trả nợ. Bán thỏa thuận được thì tốt, nhưng nếu đem cục này ra khớp lệnh thì chưa chắc bán được trong 5 ngày (rủi ro thanh khoản), mà bán vậy cũng sẽ khiến thị trường chú ý, tin đồn rò rỉ, các mạng xã hội loan ra và… GMD có thể đạp sàn liên tục. Đạp chừng 5 phiên thì có khi đến anh bạn nói trên và khối NĐT khác cũng rơi vào tình trạng phải bán (rủi ro mất giá) và rồi… 1 cái sợi dây chuyền xuất hiện.

Với ví dụ trên có thể thấy rằng ngoài UBCKNN và 1 số đơn vị liên quan nhận được báo cáo hàng tháng về tình trạng margin chi tiết trên từng mã ck, thì chả cty CK nào biết được tổng số cp đang bị cầm là bao nhiêu. Nếu vài cty CK cùng bán 1 cp cùng lúc, mã đó sẽ “bất bình đạp thình thình”, NĐT “ngất trên cành quất” cho dù cty NY đó vẫn đang làm ăn có lãi.

Theo tui phản ứng của nhiều người là cái danh mục margin đang loại ra nhiều mã “tốt” và chứa nhiều mã “xấu”.  Theo tính toán từ chính cty tui, tính đến thời điểm… viết blog này thì cũng chỉ có chưa đến 100 mã có khối lượng khớp lệnh từ 100.000 cổ/phiên trở lên (trong phạm vi 1 tháng gần nhất). Rất nhiều mã chỉ GD 1 ngày tầm vài ba nghìn cổ. Do đó có thể nói là mã đáng được làm thì không, mã được phép thì lại không ai làm. Các cp như C92, DNM, VTL… thì có cho margin cũng chả mấy cty CK dám, nhưng những mã như SSI, KLS, VND… không được margin quả là điều rất đáng tiếc. Thà cái danh mục ấy chỉ cho chơi khoảng 100 mã, nhưng đều là các mã được cả chứng trường quan tâm và GD. Ngoài ra, việc loại SSI, KLS hay VND đó còn khiến nhiều cty CK và NĐT “bó tay con gà quay” với các HĐ margin cũ. QĐ 637 vốn được tui tui kỳ vọng là 1 sự công nhận chính thức về margin, cũng như  là lối thoát cho các HĐ margin cũ (làm căn cứ để cty CK điều chỉnh lại các HĐ cũ thành mới), nhưng nay như thế thì chỉ có nước bán thanh lý thôi, chứ NĐT lấy đâu tiền để trả hết nợ vay? Chứng trường có khả năng còn chứng kiến nhiều mã đổ đèo, không biết các bác ấy có tính đến rủi ro hệ thống đó không?

Tui nghĩ rằng chuyện loại hay không loại SSI, KLS, VND… thì đành để qua kỳ công bố BCTC kiểm toán năm 2011 tính, còn bây giờ thì các bác ấy nên tiếp tục hoàn chỉnh các quy định quản lý rủi ro đối với dịch vụ margin này. Ví dụ: quy định thêm về việc các bác tổng hợp và công bố số liệu về tình hình nợ margin hàng tháng chi tiết đến từng mã, như thế các cty CK và NĐT sẽ biết mã nào đang có rủi ro nhiều mà còn ngừng ký HĐ mới và giải quyết HĐ cũ. Mà để ngăn tiếp các cty hay NĐT nào vẫn “cố quá thành quá cố” thì nên quy định thêm, nên loại mã đó ra khỏi danh mục margin nếu tổng lượng cp cầm vượt quá tỷ lệ X nào đó so với lượng GD bình quân.