(chém) Thế nào là bán khống?

Đây có lẽ là câu hỏi gây phản cảm, nếu người hỏi là … NĐT chứng. Ai chơi chứng mà chả biết thế nào là bán khống? Tuy nhiên 1 cậu bạn thân tui, cũng là thằng chơi chứng lâu năm lại hỏi chính câu đó (bảo sao tui thường xuyên phải e dè với bạn bè, hè hè). Nó bảo ở vào thời điểm vô cùng nhạy cảm như thế này phải cẩn thận, nhất là khi 1 bác quan tuyên bố đang có hiện tượng bán khống.

Theo tui biết, NĐT trên sàn đã phản ứng với tin bầu Kiên theo 2 cách: 1 bán ngay, rút xxx ra ngoài sàn cho nó nhàn, đỡ nhức đầu và đỏ con mắt; 2 là makeno, đi chơi đâu đó, giá cp rồi cũng hồi lại thôi. Nhưng với cách thứ 2, cũng có kẻ đến đặt vấn đề: cổ anh để không đó thì phí, cho tui mượn bán mấy hôm rồi mua trả lại. Kiểu như tui bỏ ít xiền vào tài khoản anh để ký quỹ, nếu 1 tuần sau khi tui bán mà chưa mua, anh có thể mua lại và lấy luôn cục xiền của tui.

Theo bạn, cách đó có phải là bán khống hay không? Có lẽ bạn sẽ nói là:

Nhưng tui vẫn cứ muốn hỏi, mà quên, nên hỏi chính bác quan: cách đó có phải là bán khống hay không? Chứ bạn đâu phải quan.

Một số cú chém bằng hình ảnh rất sinh động cho anh em bang chém gió

Thuộc chủ đề ranh ngôn, chém gió.

CHỈ XÀI KHI CẦN XẢ XÌ TRÉT THUI NHÉ!

Update đến 22/08/2015:……………………………………………………

11182066_1086907874656497_5703789476406412717_n 11037002_10205730785176519_2704456873073067095_n 10850063_789189941154713_802143828284414487_n sansangdingu

damdonghunghan

longchungthuy muontanzai nguoiKinhcomongnguoiMongcokinh nhonoanhet nhotaoquanhtot thaphuho vapngaconrang

11231690_1633409390279050_6765957481563379625_n 11406810_1630914647195191_9130855379431971131_n 11407082_1628386284114694_4196491018161244828_n 11428017_1633185760301413_385376186558957990_n 1423619466-4-4191-1423801253 1423619466-5-8247-1423726955 anh-che-valentine19-3961-1423727237 chemgioxedap chigamxuongthui chongla cuocdoinemmamtom devolendautruongsinhbatlao khongomkhongdau

11083874_1595809167302343_2377644395460541694_n 11114766_10205939485473896_1515257520177579385_n 11889531_154958504839952_8757983308384441167_n

1476453_1630370240582965_1314435103894566098_n 1508058_1632484713704851_9210093468351823416_n 1982282_1632414523711870_8305909302516689610_n 10310104_1630142027272453_170545736081277946_n 10337700_1031083933574312_2358746927661320632_n

Update đến 22/03/2014:……………………………………………………

phainhinvephiatruoc

goilangaymai

congaicontraikhacnhau

sosanhvoitao

chonoyeu

Volacucnocuadoianh

ngunhubo

lamgicoconheonaotonhu_em

tinhbanvstinhiu

haimottuoi_1nguoitheoduoi

valopxetang

nghexuansangthaylonguagankcogiquyhon_CNmiengrongdohang

noisaoklam

MarkTwain_chemgio

dungdechunggapnhau

layngaylamVo

nguoitamacsailam_vinghihogioi

trentroicotrieuvisao

emkcanancom

hoidolomom

vevoivo

Update đến 22/09/2013:…………………………………………………………………………

aihoichau

thualovichungkhoantheoduoinguoicongai1002238_393572930748270_1494069770_n1236140_1396875443875644_972615449_n

buoncuoinhu_connguoithatbaila_medapconnoinhuccuaBGDNỗi nhục của Bộ giáo dục

557025_127141330767852_536890840_nvobaojhgsdajd

Đây là những cũ chém mà tui lượm chủ yếu từ… Facebook, có lẽ sẽ giúp anh em bang Chém gió xả stresss cuối tuần. Hy vọng 0 vi phạm bản quyền, bởi vì tui Úp vì lợi ích chung hihi.

Sẽ update thường xuyên…

kinhramradoi

luoidanhrang

lammayanhkiabuon

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

(chém) Chưa hẳn là Thứ Ba đen tối, nhưng là 1 ngày thực sự buồn

Nâng cấp cú chém vào ngày T6, 24/08…………………………………………………………………………………..

Tui mới trả lời bạn Vinh Vietstock ngày hôm qua về ý kiến có nên ngừng GD hay không, quan điểm tui là đã ngừng thì ngừng ngay từ khi sự kiện phát sinh, chớ chờ mấy ngày rồi mới ngừng thì quá muộn (lần đầu tiên tui… chung hình với 2 bác chuyên gia ktế xịn là bác Doanh & bác Võ, thẹn quá đi). Theo nhiều quan điểm trên mạng, ngay cả với các bác quản lý sàn chứng thì có lẽ ngừng GD k phải là biện pháp mà các bác ấy xem xét đến.

Tuy nhiên, nếu sự việc k dừng ở việc bắt bác Kiên hay bác Hải, mà nói xui xẻo là còn bắt bác to nào đó nữa của ngành (VUA) ngân hàng thì sao, liệu 700 cổ trên 2 sàn chứng có đập sàn tập 2 hay không? Rất khó chém gió, nhưng đã làm trong ngành chứng thì k thể bỏ qua “rủi ro” đó. Nếu đã k bỏ quan rủi ro đó, thì dễ thấy là các bác quản lý cần chuẩn bị trước kế hoạch phản ứng và những kẻ chơi chứng cũng phải được biết. Cứu sàn như cứu hỏa, sàn đã cháy lần trước có thể gọi là quá bất ngờ, chưa có tiền lệ… OK! Nhưng nếu sàn cháy tập 2 mà còn bảo bất ngờ thì có lẽ mọi người sẽ… bất ngờ với các bác.

Ngành chứng chưa có kế hoạch PCCC, nhân vụ này mà xây dựng gấp thôi, không thể để thị trường tự diễn biến như bác Võ nói được (sorry bác, nhưng hình như ngành em k phải là BĐS).

………………………………………………………………………………………………………………………………….

Ngày hôm qua nhiều đứa bạn tui chém là có mùi vị giống như 1 thứ Ba đen tối với bác Madoff theo “tiêu chuẩn” của chứng trường phương Tây, vì chỉ có lý do đó mới đạp sập cả 2 sàn chứng VN. Khoan nói chuyện có Mát có Đốp gì không, vì còn phải chờ các bác công an tuyên bố chớ k chém lung tung được, tuy nhiên, đối với tui thì đó quả là 1 ngày buồn. Nếu tui làm ở phòng nào đó bên HOSE mà có chức năng ghi lại timeline cho Sở, có lẽ tui cũng sẽ phải ghi vài dòng về vụ này, nhưng chả biết ghi làm sao. Chả nhẽ ghi là gần hết cp HOSE sập sàn chỉ vì 1 tin liên quan đến 1 cty NY bên HNX???

Tuy nhiên, có điều dễ nhận thấy rằng rủi ro hệ thống trên sàn chứng xứ mình lớn quá, mà chả có công cụ hay kế hoạch gì để phản ứng và giảm thiểu tác hại của nó cả. Bạn nào đã làm hay nghiên kíu sàn chứng nước ngoài sẽ thấy rằng lãnh đạo xứ đó họ phản ứng nhanh lắm, cũng như có các biện pháp đã được quy định trước, ví dụ như tạm ngưng GD mã cp liên quan, hay tạm ngưng cả sàn. Bên sàn chứng nhà mình thì gió cứ bay, nước mắt cứ rơi và tiền cứ bốc hơi theo gió.

Đó mới là điều khiến tui thực sự buồn!

(chém) Một khi báo lớn đã tung tin đồn thì…

Thế nào là tin đồn? Có lẽ nhiều ngườ sẽ chém ngay rằng: đó là cơn gió nhẹ thổi qua tai NĐT mà 0 qua tai các bác quản lý. Tui thì chỉ xin sửa chút: đó là gió hay bão cũng được, miễn là không đi qua tai các bac quản lý.

Mấy ngày nay, tin PVF (đang NY trên HOSE) sáp với Westernbank đang là cơn bão tràn qua tai các trang báo lẫn diễn đàn mạng, mà tai to nhất có lẽ là Vneconomy. Tuy nhiên, xét theo định nghĩa trên, nó vẫn chỉ là tin đồn, k biết các bác quản lý đã biết gì chưa mà vẫn chưa hề thấy PVF đính chính, xác nhận hay ít nhất thì cũng lấp la lấp lửng như hồi bác HBB và SHB phản chém về tin SHB sáp lại với HBB.

Tui vốn khoái việc các báo lớn như Vneconomy “tung tin đồn”, vì nó sẽ gây áp lực lên các cty NY buộc phải có phản hồi. Nhưng có lẽ điều này chưa thành nếp ở chứng trường xứ ta, doanh nghiệp vẫn ỷ lại các bác quản lý cmnr.

(chém) Cơ chế GD chứng mới?

HNX mới “công bố quan điểm” là KHÔNG điều chỉnh giá tham chiếu SHB vào ngày chốt quyền nhận 0,21 cổ mới (liên quan đến vụ sáp nhập với HBB), nhưng CÓ điều chỉnh kỹ thuật trong HNXindex và HNX30 để loại ra yếu tố gây biến động giá SHB. Đối với những thằng làm trong ngành chứng, đây là điều cực kỳ khó hiểu, bởi việc điều chỉnh kỹ thuật trong chỉ số chính là điều chỉnh giá tham chiếu SHB (trừ phi HNX bỏ hẳn SHB ra khỏi rổ tính chỉ số trong ngày hôm đó). Vừa nói có vừa nói không, tự dưng tui nhớ tới nghệ sĩ nhân dân … Phùng Há (mong bà đã lên tới thiên đường).

Tui từng nghe có người lý luận rằng: “điều chỉnh giá tham chiếu rồi +/- 7% cũng đâu có khác gì không điều chỉnh giá +/- 25%. Nói cách khác, giá tham chiếu sau khi điều chỉnh cũng đâu đó loanh quanh trong cái phạm vi +/-25% đó thôi”. Nếu nói như vậy, các bác quản lý cần gì điều chỉnh giá cho những lần cty NY trả cổ tức bằng cổ phiếu, thưởng cổ phiếu, cứ mở biên độ hết đi cho bà con dzui. Còn đối với dân trong ngành, điều chỉnh giá tham chiếu và mở biên độ là 2 chuyện khác nhau xa.

Nếu bạn đã mua 1 tỷ SHB hôm nay thì đến ngày kia (17/08), số tài sản đó của bạn sẽ tăng lên thành 1,21 tỷ. Cứ cho là đến ngày 20/09 (SHB mới về) thì bạn mới có thể chốt lời, nhưng trừ phi giá SHB rơi tõm dưới mức khoảng 7,5 k/cổ thì bạn mới lỗ (bạn có nghĩ SHB sẽ về lại dưới 7,5 như hồi trước Tết ta không???), còn không thì lời chắc! Hơn nữa, còn 1 khả năng là vào ngày kia đó, SHB tăng trần 25% thì tài sản của bạn sẽ tăng lên đến 1,51 tỷ. Vậy theo bạn, có nên mua SHB hay không?

Tui đang tự hỏi, phải chăng HNX đang tạo ra 1 cơ chế GD mới với cách tính giá tham chiếu rất mới?

(copied) Sự thật thị trường sữa VN qua tiết lộ của bà chủ TH True Milk

Nguồn: Stockbiz.

 

 

Bà Thái Hương – TGĐ Ngân hàng Bắc Á, nhà tư vấn tài chính cho dự án nhà máy sữa TH True Milk từng đưa ra con số: 92% nguồn nguyên liệu sữa tại VN được nhập khẩu hoàn toàn từ nước ngoài (năm 2008), sữa nước trên thị trường chủ yếu là sữa hoàn nguyên…

VN hoàn toàn có thể cung cấp 100% nhu cầu sữa tươi, nhưng…

Trong một phát biểu mới đây tại diễn đàn về nông nghiệp được tổ chức tại Hà Nội, bà Thái Hương – Tổng giám đốc Ngân hàng Bắc Á, nhà tư vấn tài chính cho dự án nhà máy sữa TH True Milk đưa ra con số: 92% nguồn nguyên liệu sữa tại Việt Nam được nhập khẩu hoàn toàn từ nước ngoài (năm 2008), sữa nước trên thị trường chủ yếu là sữa hoàn nguyên, tức doanh nghiệp nhập sữa bột về, pha chế thành sữa nước chứ không phải sữa tươi.

Hiện chỉ có khoảng 20-25% người dân Việt Nam được uống sữa tươi, dư địa để tăng thị phần này, theo bà Hương “còn nhiều lắm”.

Trong khi đó, Tổng thư ký Hiệp hội Sữa Việt Nam, ông Trịnh Quý Phổ lại cho hay, ở Việt Nam việc cung cấp 100% sữa tươi cho thị trường là không khả thi, do nhiều nguyên nhân như điều kiện khí hậu khắc nghiệt, diện tích đất đai hữu hạn mà người dân lại không chuyên tâm vào đồng cỏ để tạo thức ăn cho bò mà phân tán sang các lĩnh vực khác như chè, cao su,…

Ông Phổ đưa ra ví dụ: “Như Mộc Châu là khu chăn nuôi truyền thống mà còn cắt đất ra xây dựng khu đô thị Mộc Châu, như vậy một phần diện tích đồng cỏ bị mất, lấy đâu ra đất để trồng cỏ nuôi bò. Và khi đó, càng nhập khẩu nguyên liệu cho bò bao nhiêu giá thành càng đắt bấy nhiêu…”.

Khác với quan điểm nêu trên của ông Phổ, ông Nguyễn Chí Thanh – Giám đốc chi nhánh tại TP.HCM, Công ty sữa Dalatmilk – đơn vị cung cấp sữa tươi hàng đầu tại thị trường TP.Hồ Chí Minh lại khẳng định: Hiện tại, Việt Nam hoàn toàn có đủ các điều kiện để có thể cung cấp đủ nhu cầu sữa tươi của người dân trong nước.

“Tôi đã từng nghiên cứu sâu về vấn đề này, các công ty Việt Nam đủ quy mô và đủ tầm để sản xuất thậm chí sản lượng dư, tiêu thụ không hết chứ không phải thiếu như người ta nói. Điều kiện đất đai và khí hậu chúng ta đều đạt hết”.

Tuy nhiên, ông Thanh nhấn mạnh: Vấn đề khó khăn khiến sữa tươi trên thị trường trong nước ít là do chi phí đắt đỏ, giá cao không phù hợp với túi tiền của người dân Việt Nam.

“Chi phí đầu vào để sản xuất sữa tươi trong nước bị đội lên cao nên doanh nghiệp Việt Nam không cạnh tranh được với sữa ngoại nhập. Bạn hãy cứ tưởng tượng: Một chai sữa tươi của nước ngoài bằng giá chai nước Lavie hoặc nước khoáng 4.000 – 5.000 đồng thì bạn có mua không, trong khi, giá sữa tươi sản xuất trong nước chắc chắn sẽ đắt hơn. Đó là lý do tại sao mình không thể cung cấp đủ nhu cầu sữa tươi cho thị trường mà phải nhập một số loại từ nước ngoài về” – ông Thanh lý giải.

Ngoài sự chênh lệch về giá, tâm lý sính ngoại của người dân Việt Nam cũng ảnh hưởng nhiều tới sản lượng tiêu thụ sữa tươi trong nước. Theo ông Thanh, ở Việt Nam, không ít người tiêu dùng sẵn sàng mua sữa ngoại vì tin tưởng chất lượng tốt hơn, đảm bảo hơn thay vì bỏ tiền ra mua và ủng hộ cho sự phát triển của hàng nội địa.

Sữa tươi và sữa hoàn nguyên, sữa nào tốt hơn?

Trước dư luận và báo chí, bà chủ TH Milk luôn tự hào vì mình đã tìm ra một đường đi riêng, không giống ai, “một đại dương xanh trong lòng biển đỏ”.

“Sữa của người khác sạch, hay bẩn thì tôi không biết. Nhưng tôi biết đang còn nhập khẩu sữa bột rất nhiều. Sữa bột thì cũng từ sữa nước song nó hai lần đã dùng đến nhiệt. Một là cô đặc, hai là hoàn nguyên. Một điều khẳng định mà các nhà khoa học đưa ra là vi lượng cơ bản bay đi một ít, sau đó ta phải bổ sung cho đủ” – trang VnEconomy dẫn lời bà Hương trong phát biểu tại diễn đàn về “ứng dụng công nghệ cao phát triển nông nghiệp nông thôn thông qua đối tác công tư”.

Tuy nhiên, bác bỏ những thông tin coi sữa bột “không bằng” sữa tươi này, ông Trịnh Quý Phổ – Tổng thư ký Hiệp hội Sữa Việt Nam lại khẳng định: “Sữa bột là một thành tựu kinh tế kỹ thuật để đời của tiến bộ khoa học kỹ thuật thế kỷ XX, vì nếu không sản xuất được sữa bột thì làm sao mang đi xa và để lâu được. Như vậy, Việt Nam chờ tới bao giờ mới có sữa cho người dân”.

Ông Phổ cho biết: sữa tươi chỉ bảo quản và sử dụng được trong một khoảng thời gian nhất định, để lâu sẽ hỏng vì độ đạm rất cao, để vi khuẩn xâm nhập vào là hỏng ngay. “Ta cứ hình dung, có những hộp sữa thành phẩm chỉ vì va quệt một chút thôi, vi khuẩn xâm nhập vào, vỏ hộp sẽ phình to ra luôn” – ông Phổ nói.

Về hàm lượng dinh dưỡng, ông Phổ thừa nhận: Khi sản xuất từ sữa tươi chuyển sang sữa bột, khi qua nhiệt đúng là sẽ hao hụt đi một phần của những vi chất nhưng trong quá trình hoàn nguyên thành sữa nước sẽ được bổ sung thêm các vi lượng để bù lại, tái tạo lại.

Bên cạnh đó, một số ý kiến khác lại cho rằng: Sữa tươi ngon hơn, tươi hơn, tinh nguyên hơn, nguyên chất hơn và đầy đủ dưỡng chất hơn sữa hoàn nguyên.

“Sữa hoàn nguyên (hay nói cách khác “sữa tiệt trùng”) là một dạng sữa đã pha chế, tinh cô lại, từ sữa bột được pha thêm nước và vitamin chuyển thành sữa nước, để lâu ngày được, trong khi sữa tươi thì không thể bảo quản lâu. Sữa hoàn nguyên phù hợp với những nước nghèo, những nước không đủ tiền dùng sữa tươi, phải mua sữa tiệt trùng vì giá thành rẻ hơn” – một giám đốc công ty sữa tại TP. Hồ Chí Minh chia sẻ.

Về hàm lượng dinh dưỡng theo vị giám đốc này: Sữa tươi và sữa hoàn nguyên khác nhau. “Cứ ví dụ bạn ăn một quả nho tươi và một quả nho khô, cùng là nho nhưng khác nhau ở điểm, nho tươi có sao để vậy, còn nho khô có thể ngâm vào nước đường, pha thêm cái này, cái khác, còn phụ thuộc vào họ pha chế với cái gì. Họ nói bổ sung vitamin nhưng điều đó chỉ có họ mới biết được!” – Vị này nhấn mạnh.

———————————————————————————————————————————————

Từ năm 2006, nguyên Cục trưởng Cục chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Đăng Vang đã phân tích trên báo Khoa học và phát triển: Sữa tươi là vắt từ bò ra, còn sữa bột mua về rồi biến nó thành sữa nước thì đó gọi là sữa hoàn nguyên, không dùng từ sữa tươi.

Về hàm lượng dinh dưỡng, Nguyên cục trưởng Vang nói: “Sữa bột bình thường từ sữa tươi đem làm khô đi thì phần dinh dưỡng sẽ tổn hao đi nhiều lần. Các axit amin giảm, tỷ lệ tiêu hóa của khoáng chất giảm đi, một số vitamin sẽ bị mất. Khi chế biến “ngược” trở thành sữa nước thì người ta phải bổ sung vào.

Tuy nhiên, việc bổ sung này có đảm bảo các khoáng chất đầy đủ không, ông Vang cho rằng: “Không có khoa học nào là không giải quyết được, có điều là họ có bổ sung hay không”.

Nghề mình mà 320 – HBB có giá trị “thực” là bao nhiêu?

Tính đến 1g chiều 9/8/2012, cả 2 mã HBB và SHB đều tăng giá trần (xem hình chụp từ V-pro của VCSC). Giá HBB giờ k còn tùy thuộc vào chuyện KD của ngân hàng này nữa, mà tùy vào giá SHB, cái này dễ hiểu rồi. Với tốc độ tăng giá trần, trần mấy hôm thế này, nhiều bạn tui bảo có cảm tưởng mua HBB kiểu gì cũng lời, do 1 HBB = 0,75 SHB, mà SHB cứ tăng hoài. Vậy đỉnh của HBB là bao nhiêu, hay nói cách khác HBB có giá trị “thực” là bao nhiêu?

Nhắc lại 1 chút, theo nghị quyết ĐHCĐ thường niên của SHB, 1 cổ HBB được chuyển thành 0,75 cổ  SHB và 1 cổ SHB (SHB cũ) sẽ nhận thêm 0,21 cổ… SHB nữa. VĐL của SHB sau khi sáp lại (SHB mới) sẽ vào khoảng 8.866 tỷ đồng, tức là bằng VĐL của SHB cũ và HBB cộng lại, tuy nhiên điểm quan trọng là phần góp của SHB cũ thì tăng lên 21%, phần góp của HBB giảm đi -25%. Tui không bàn chuyện tại sao có vụ tăng giảm ở đây nữa, chuyện “cũ” rồi. Giờ chỉ tính ra là 1 SHB cũ = 1,21 SHB mới, 1 HBB = 0,62 SHB mới.

Vậy theo tỷ lệ hoán đổi nói trên, giá trị “thực” của HBB là bao nhiêu? Về lý thuyết, giá HBB = 0,75 SHB cũ, do đó với cái giá SHB = 9,5 k/cổ nói trên, giá trị “thực” của HBB sẽ = 9,5 * 0,75 = 7,1 k/cổ, giá trị thị trường (GTTT) lý thuyết của HBB = 2.886 tỷ đồng. Thị giá trên HNX của HBB đang thấp hơn đến gần 40% so với giá trị “thực”. Tuy nhiên, thực sự giá HBB tùy thuộc vào việc SHB mới sẽ được GD ngày đầu tiên ở cái giá tham chiếu là bao nhiêu, mà giá tham chiếu này lại do các bác quản lý bên HNX quyết. Hiện nay HNX chưa có thông báo NY và GD bổ sung số cổ SHB mới, nên tui cũng không biết họ quyết thế nào, còn nghe chừng trên các forum thì NĐT đang tin rằng SHB mới sẽ có giá tham chiếu bằng giá đúng giá bình quân 15p cuối của ngày SHB cũ GD cuối cùng. Như vậy mua HBB lúc này “kiểu gì cũng có lời”, bảo sao HBB không dư trần.

Tuy nhiên, tui vốn từng phản đối chuyện giữ nguyên giá SHB mới = SHB cũ, bởi nó không hợp lý. Vụ SHB-HBB là vụ sáp nhập đầu tiên của sàn chứng VN nói chung, do đó không nên tạo ra những sự bất hợp lý làm tiền lệ xấu. Để làm rõ cái bất hợp lý này, tui xin diên giải như sau:

1. Giá SHB không đổi:

Giá SHB mới giả định = 9,5 k/cổ. Khi đó GTTT của SHB mới = 8.423 tỷ đồng, và GTTT của SHB cũ và HBB đóng góp như sau:

Dễ thấy rằng GTTT của số SHB cũ tăng 962 tỷ đồng, bằng đúng mức tăng 21% do được “tặng” thêm cổ, nhưng GTTT của HBB khi chuyển sang SHB mới lại 0 đổi so với GTTT “lý thuyết” ở trên. Giá trị “thực” của HBB trong trường hợp này là 7,1 k/cổ, cũng bằng đúng giá lý thuyết. Nói chung cả 2 cổ đông đều từ hòa tới phát (1 ông luôn hòa và 1 ông luôn phát), nhưng đó cũng chính là bất hợp lý: trong khi HBB phải “mất” 101,25 tr.cổ sang cho SHB cũ, thì lại chả “mất” 1 đồng GTTT nào sất (khi so với GTTT lý thuyết). Nếu có thay đổi giá SHB cũ từ 9,5 lên… 100 k/cổ thì kết quả vẫn vậy: GTTT lý thuyết của HBB không mất 1 đồng. Vậy cổ đông HBB có thiệt hại gì ở đây? Không có! Nếu bạn nào cho điều này là hợp lý thì giải thích giùm tui tại sao???

Theo quan điểm của tui, giá SHB mới phải thay đổi, bởi SHB và HBB vốn là 2 ngân hàng ĐÃ NIÊM YẾT, như vậy phải “tuân thủ” 1 nguyên tắc quan trọng của chứng trường: GTTT không đổi nếu không có dòng tiền nào vào/ra (thị giá thay đổi, phát hành thêm thu tiền, mua cp quỹ…). Cho dù GTTT của SHB cũ có thể tăng lên do được “đồng đội HBB tặng 101,25 tr.cổ”, nhưng đây là vụ hoán đổi, cũng có nghĩa là chả có dòng tiền nào vào/ra, do đó GTTT của SHB mới phải = GTTT SHB cũ + GTTT lý thuyết HBB. Nếu chiếu theo quan điểm này, tui nghĩ mọi chuyện sẽ khác theo hướng sau:

2. GTTT SHB mới = GTTT SHB cũ + GTTT lý thuyết HBB:

GTTT SHB mới = 4.575 + 2.886 = 7.461 tỷ đồng. Chia cho số tổng 886.579.547 cổ suy ra giá SHB mới = 8,4 k/cổ (giá tham chiếu cho ngày GD đầu tiên của SHB mới). Cộng trừ nhân chia ngược lại cho SHB cũ và HBB sẽ có được bảng dưới đây:

Như vậy, giá trị “thực” của HBB sẽ là 6,3, tức là nếu SHB cũ giữ nguyên giá = 9,5 k/cổ, bạn nào mua HBB < 6,3 k/cổ là có lời. Nếu SHB cũ tăng giá tiếp, giá trị “thực” của HBB cũng sẽ tăng. Nói chung cửa lời cho những ai mua HBB mấy hôm nay vẫn rất lớn, nhưng lời lỗ k phải là điều tui muốn nói ở đây. Điều quan trọng ở đây là cổ đông SHB cũ nhận được 330 tỷ do được “tặng” thêm cổ, thì cổ đông HBB cũng mất đúng 330 tỷ do phải “tặng” cổ người ta. Kết quả này rõ ràng hợp lý hơn trường hợp 1!

Như 1 bác quan đã nói, SHB/HBB là 1 vụ sáp nhập đầu tiên trên sàn chứng, tuy lạ (1 cty thay vì phát hành cổ cho 1 cty khác để hoán đổi, thì tự thưởng luôn cho… chính mình) nhưng khả thi!!! Với tui, nó sẽ còn là vụ M&A đầu tiên đáng ghi vào lịch sử chứng trường xứ con gà gáy ngọn tre VN ta, là tiền lệ cho các vụ khác noi theo. Tui cũng hy vọng rằng, vụ này không gây ra bất kỳ tiền lệ xấu nào.

Tiền lệ xấu hay tốt, giờ do các bác quản lý quyết định vào ngày GD bổ sung tới đây (20/09/2012?)

(copied) SOS thứ bậc VN trên xếp hạng trí tuệ toàn cầu

Sách giáo khoa cho học sinh chúng ta có câu: người VN cần cù thông minh… Học sinh chúng ta nay muốn thêm 1 chữ: BÙ 🙂

Nguồn: Tia sáng

Những con số khách quan do Tổ chức sở hữu trí tuệ toàn cầu (World Intellectual Property Organization – WIPO thuộc LHQ) công bố tưởng như vô hồn đã nói lên rằng trí tuệ quốc gia Việt nam đang ngụp lặn ở nửa dưới của thế giới và với xu hướng ngày càng chìm sâu, thụt lùi xa so với láng giềng.

Khi người cha già yếu vẫn vắt sức làm cửu vạn, còn bà mẹ bệnh tật chạy bới từng thùng rác kiếm từng đồng lẻ, cắn răng để nuôi con ăn học, chỉ với một ước nguyện duy nhất là mong con có được trí tuệ để đổi đời, không còn phải bán thân, bán sức như đời bố mẹ chúng, thì ông bà già tội nghiệp đó hiểu hơn ai hết sức mạnh và sự cần thiết của trí tuệ đối với một con người.

Một quốc gia muốn “đổi đời” cũng cần có trí tuệ. Nhưng trí tuệ của một quốc gia không phải đơn thuần là phép cộng của trí tuệ từng con người, nó là do cả một hệ thống tạo lập nên. Đó chính là Hệ thống đổi mới / sáng tạo của quốc gia (national innovation system -NIS), trong đó trí tuệ của từng con người là một thành tố. NIS được định nghĩa là hệ thống các chủ thể và các mối tương tác với nhau của các chủ thể đó, bao gồm tổ chức nhà nước, các cơ sở nghiên cứu, các doanh nghiệp công và tư (lớn hoặc nhỏ), các trường đại học và các cơ quan chính phủ, nhằm mục đích sản sinh các sản phẩm sáng tạo, các sản phẩm khoa học và công nghệ (S&T) trong khuôn khổ lãnh thổ một quốc gia. Các mối tương tác giữa các chủ thể này bao gồm các vấn đề thuộc về chính sách, kỹ thuật, thương mại, pháp lý, xã hội và tài chính của các hoạt động đổi mới /sáng tạo dưới các dạng thức như sự phát triển, bảo hộ, tài trợ hoặc quyj phạm…

Từ năm 2007, WIPO đã cùng một số đại công ty, tổ chức phi chính phủ cho ra đời hệ thống Chỉ số Đổi mới/Sáng tạo toàn cầu – Global Innovation Index (GII) và lập ra bảng xếp hạng hằng năm của các quốc gia trên thế giới.

Định nghĩa của sự đổi mới/sáng tạo nay đã mở rộng, nó không còn giới hạn với các phòng thí nghiệm R&D hoặc với việc xuất bản các bài báo khoa học, mà còn bao gồm cả những đổi mới/sáng tạo về tổ chức quản lý xã hội cũng như đổi mới/sáng tạo mô hình kinh doanh. Đổi mới /sáng tạo được thể hiện ở đầu vào và đầu ra của cả một quốc gia. Đó là một chỉ số đánh giá về trí tuệ, về hoạt động và thành quả của hoạt động trí tuệ con người, không phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, về tài sản thừa kế, vay mượn, cướp bóc hay những may mắn bất ngờ nào cả [1].

Đổi mới/sáng tạo là động lực quan trọng cho sự tiến bộ kinh tế và sức cạnh tranh đối với các nước đã phát triển cũng như đang phát triển. Nhiều Chính phủ đang đặt sự đổi mới/sáng tạo thành trung tâm của chiến lược phát triển.

Thứ bậc Việt Nam trên bảng xếp hạng trí tuệ toàn cầu

Năm 2011 chúng ta vui mừng trên bảng chỉ số Đổi mới/sáng tạo toàn cầu Việt Nam ngoi lên được trên trung bình đứng thứ 51 trong 125 nước. Niềm vui ngắn chẳng tầy gang, 2012 ta lại tụt sâu xuống nửa dưới của thế giới, thứ 76 trên 141 nước! Nhìn lại quá trình từ 2007 khi bắt đầu có sự đánh giá thì tình hình còn bi đát hơn, chẳng những kém cỏi mà xu hướng là suy giảm liên tục. Sự ngoi lên năm 2011 có thể là ngẫu nhiên, không phải là thực chất như sẽ phân tích về điểm số ở phần dưới. Thứ bậc đơn lẻ chưa nói lên điều gì nhiều, cần phải có sự so sánh với bạn bè xung quanh thì mới biết ta đang ở đâu. Bảng 1, liệt kê thứ bậc và điểm số đánh giá của Việt Nam và các nước lân bang [2,3].

Vì tổng số nước được đánh giá hàng năm là khác nhau,cho nên không thể lấy thứ hạng tuyệt đối hàng năm để so sánh sự lên xuống của một nước, mà phải có một thước đo thống nhất. Chúng ta sẽ chia thế giới làm hai nửa bằng nhau, lấy đường phân chia làm gốc số không,thứ hạng được tính là bao nhiêu bậc trên (+) hoặc dưới (-) trung bình (số không). Thế vẫn chưa ổn, vì mỗi nửa hàng năm có tổng số bậc khác nhau, nên ta phải quy ra thành mỗi nửa đều có 100 bậc, và thứ bậc của mỗi nước hàng năm được quy thành số phần trăm trên (+) hoặc dưới (-) trung bình. Nói một cách hình ảnh, nếu thường xuyên ngụp lặn ở dưới mức trung bình thì nguy cơ được xem là một quốc gia thiểu năng trí tuệ chắc khó tránh khỏi.

Trên hình 1 ta có thể thấy trực tiếp sự kém cỏi của ta so với Malaysia cũng như Thailand, còn Singapore thì ở mức quá cao, so sánh thứ bậc chẳng có ích gì nữa.

Thứ hạng chỉ số đổi mới/sáng tạo của các nước có lúc tăng lúc giảm, nhưng khuynh hướng là tăng và luôn luôn trên trung bình, còn Việt Nam ta chủ yếu là ở nửa dưới, nhấp nhổm ngoi lên trên trung bình đôi chút, mà khuynh hướng nói chung là càng ngày càng giảm. Sự tăng đột biến năm 2011 có lẽ là nhờ năm đó chỉ có 125 nước tham gia xếp hạng, thấp nhất trong các năm.

Thứ hạng cho ta sự so sánh với cộng đồng, và căn cứ để xếp hạng là điểm số. Chính điểm số đánh giá chất lượng của thứ hạng. Tuy nhiên, việc chấm điểm hàng năm có thể khác nhau, thang điểm cũng có thể khác nhau, cho nên không có cách nào định điểm trung bình làm gốc. Chúng ta chỉ có thể lấy một nước nào đó để làm mốc so sánh chúng ta với nước đó hàng năm. Singapore là nước luôn nằm trong tốp 10 thế giới và số 1 châu Á. Vì vậy, hãy so sánh điểm số của Việt Nam với Singapore, ít nhất cũng cho ta cảm nhận Việt Nam được bao nhiêu phần của Singapore và khoảng cách đó giảm hay tăng. Nhìn vào hình 2, thấy rõ trí tuệ sáng tạo của ta chỉ bằng trên dưới một nửa của Singapore, và càng ngày càng lùi xa. Ngay cả năm 2011 mà chúng ta vui mừng, thì qua cách đánh giá bằng điểm số, chất lượng của thứ hạng vượt lên trung bình năm đó cũng không thực chất, vì khoảng cách với Singapore về điểm số lại giãn ra chứ không thu hẹp như vị trí thứ hạng.

Thật là đáng buồn khi những con số khách quan, tưởng như vô hồn đó lại đã nói lên rằng trí tuệ quốc gia Việt Nam đang ngụp lặn ở nửa dưới của thế giới và với xu hướng ngày càng chìm sâu, thụt lùi xa so với láng giềng, nếu cứ đà này tiếp diễn thì nguy cơ dẫn đến mức Việt Nam trở thành quốc gia trí tuệ kém phát triển là nhãn tiền!

Phải chăng trí tuệ của con người và dân tộc Việt Nam thấp?

Như đã biết, Chỉ số đổi mới toàn cầu (GII- Global Innovation Index) được tính theo hai nhóm chỉ số con, là nhóm các chỉ số đổi mới/sáng tạo đầu vào và nhóm các chỉ số đầu ra. Có tổng cộng 7 tiêu chí (gốc) cơ bản.

Năm tiêu chí gốc tạo nên nhóm đầu vào (Innovation Input) đều gắn chặt với các yếu tố quản lý điều hành nhà nước và môi trường hoạt đông kinh tế quốc dân, tạo tiền đề cho các hoạt động đổi mới/sáng tạo. Đó là: (1) Các tổ chức nhà nước, (2) Nguồn lực con người, (3) Cơ sở hạ tầng, (4) Độ chín của thị trường, và (5) Mức hoàn thiện của kinh doanh.

Hai tiêu chí gốc hợp lại thành nhóm Đầu ra của đổi mới/sáng tạo (Innovation Output) [1] gồm: (6) Kết quả khoa học (Scientific outputs), (7) Thành quả sáng tạo (Creative outputs) .

Để tìm hiểu xem, nguyên nhân nào làm cho trình độ Đổi mới /Sáng tạo của Việt Nam kém cỏi như vậy, ta hãy xem xét vài tiêu chí cơ bản có ảnh hưởng nhiều nhất.

Nhóm đầu ra gồm kết quả khoa học và các thành quả của sáng tạo. Đó là những tiêu chí phản ảnh trí tuệ cũng như cách vận dụng trí tuệ để tạo ra kết quả sáng tạo. Nếu những tiêu chí này thấp tức trình độ trí tuệ con người ở đó thấp. Trong các tiêu chí đầu vào, thì hai tiêu chí về Các tổ chức Nhà nước (Institutions) và Nguồn vốn con người (Human Capital/Capacity) là rất quan trọng. Chẳng hạn về tổ chức, người ta phải đánh giá 3 tiêu chí nhánh: Môi trường chính trị, Môi trường điều hành, Môi trường kinh doanh. Đây đều thuộc về trách nhiệm của tổ chức nhà nước. Về Nguồn vốn con người thì phải đánh giá đến Giáo dục phổ thông, Đào tạo Đại học và dạy nghề, Nghiên cứu và triển khai. Việc đầu tư và chăm lo cho những nhiệm vụ này cũng là trách nhiệm chính của các cơ quan quản lý nhà nước. Những tiêu chí này tạo tiền đề cho Đổi mới /sáng tạo. Nếu những tiêu chí này thấp, thì Chỉ số Đổi mới sáng tạo không những không cao mà còn bị kéo thấp xuống. Có nghĩa làm trí tuệ của đất nước thụt lùi. Bảng 2 là số liệu của thế giới đánh giá Việt Nam về mặt Tổ chức, Vốn con người và Đầu ra đổi mới/sáng tạo [2,3].

Chúng ta cũng sử dụng phương pháp chuẩn hóa số liệu như trình bày ở phần trên, và kết quả có một hình ảnh trực quan về ba yếu tố này như trình bày ở hình 3. Không khó khăn để nhận ra rằng chỉ số về Tổ chức và Nguốn vốn con người của Việt Nam chẳng những dưới trung bình mà có lúc còn nằm gần sát đáy nửa dưới. Trong lúc chỉ số đầu ra, đánh giá năng lực con người Việt Nam thì luôn nằm khá cao ở nửa trên của thế giới. Rõ ràng là trí tuệ của con người và dân tộc Việt Nam không hề thấp.

Nguyên nhân khiến chỉ số về trí tuệ của Việt Nam đang ngày càng thụt lùi không phải do con người Việt Nam kém cỏi mà là do sự bất cập của Tổ chức quản lý nhà nước và sự yếu kém trong chăm lo đầu tư cho Vốn con người.

Thay lời kết

Cộng đồng quốc tế phải thu thập phân tích hàng vạn số liệu, và chúng ta phải nghiền ngẫm hàng ngàn trang giấy, xây dựng mô hình tính toán xử lý hàng ngàn con số vô hồn chỉ để đưa ra một kết luận giản đơn ai cũng biết cả, về nguyên nhân yếu kém của hệ thống Đổi mới / sáng tạo quốc gia của Việt Nam. Nhìn lại thấy việc làm này thật là “ngớ ngẩn”, vì chỉ cần liếc mắt đã có thể dễ dàng thấy hiện tượng này khắp nơi. Chẳng hạn như ở vùng sâu, tận cuối đồng bằng sông Cửu Long, thầy Hải cùng 3 học trò trường THPT An Lạc Thôn (Kế Sách, Sóc Trăng) mày mò tự bỏ tiền của công sức sáng tạo nghiên cứu thành công công trình “Thu giữ dầu loang bằng thảm vỏ tràm”, rất hữu ích và đạt được giải thưởng. Không có tiền làm lộ phí đi nhận thưởng, thầy trò đăng báo xin tài trợ. Số tiền chắc không bằng một bữa nhậu của quan chức địa phương .Nhưng thầy trò chẳng những không nhận được sự hỗ trợ kinh phí nghiên cứu cũng như đi lại của chính quyền, thay vào đó là bị huyện yêu cầu kiểm điểm vì dám công khai xin tài trợ (làm xấu mặt quan chức) [4].

Đó chỉ là chuyện ở một nơi xa xôi hẻo lánh, dân trí và trình độ cán bộ còn thấp, bàn đến chuyện Đổi mới/Sáng tạo làm gì. Thế nhưng chuyện một vị giáo sư, Hiệu trưởng một trường Đại học hàng đầu ở Hà nội đã thở dài mà than “… Hà Nội vừa mới mua mấy trăm cái iPad thời thượng (hết hơn 3 tỷ!) để phát cho Đại biểu HĐND [5] mỗi người một cái (để làm gì…?). Trong khi đó cả năm nay, trường Đại học chúng tôi không được kho bạc Hà Nội giải ngân cho một xu để mua máy tính cho Sinh viên,Thầy giáo sử dụng cho học tập và nghiên cứu. Lý do họ bảo là phải tiết kiệm đầu tư công!”, thật đáng để suy ngẫm!

Khi một đất nước được xem là kém cỏi trong Đổi mới/Sáng tạo, thì đồng nghĩa với việc đất nước ấy không thể tự phát triển được. Nó chỉ tồn tại được bằng cách bán cho đến cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, vắt cho đến cùng cực sức cơ bắp để làm thuê cho người khác. Khi những thứ đó không còn nữa thì sao?

Tài liệu tham khảo:

[1] Thứ bậc của Trí tuệ Việt Nam trong bảng xếp hạng toàn cầu http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid= 111&CategoryID=2&News=4227

[2] 2012 Rankings http://www.globalinnovationindex.org/gii/main/2012rankings.html

[3] Previous Editions http://www.globalinnovationindex.org/gii/main/previous/

[4] Nỗi buồn thầy giáo bị kiểm điểm vì ‘làm bẽ mặt’ địa phương http://www.tienphong.vn/xa-hoi/583547/ Noi-buon-thay-giao-bi-kiem-diem-vi-lam-be-mat-dia-phuong-tpp.html

[5] Đại biểu HĐND Hà Nội dùng iPad nghìn USD để làm gì? http://vtc.vn/2-340630/xa-hoi/dai-bieu-hdnd-ha-noi-dung-ipad-nghin-usd-de-lam-gi.htm

(chém) T+1 thiệt không hỉ?

Mạng Gafin.vn đăng 1 bản tin rằng theo Bloomberg, 1 bác quan lớn UBCKNN nói rằng UB chuẩn bị giảm thời gian TTBT từ T+3 xuống T+2 cuối năm nay và T+1 trong năm sau. Chú ý: cách ghi T+4, T+3 và T+2 là tính thời gian chứng về đến TK & sẵn sàng GD, còn thuật ngữ TTBT chuẩn trong ngành chứng là T+3 (hiện nay), T+2, T+1.

T+2 thì có lẽ không gây sốc cho NĐT, bởi vụ này mấy bác quản lý nói quá nhiều rồi, cũng như UB đã tuyên bố bà con có thể bán chứng từ 9g sáng ngày T+3 từ ngày 4 tháng 9 tới đây. Tuy nhiên, T+1 thì tui đâm lo, chả biết các bác ấy quản trị rủi ro TTBT như thế nào mà rút ghê vậy. Vụ này mà tám nhiều, e là 0 viết đủ trong phạm vi 1 cú chém gió, tui xin gửi lại link 1 số bình loạn của tui về TTBT ở đây.

Tóm lại mà chém, vụ T+1 này khó tin quá!

Vì sao VNM chia thưởng liên tục?

Trước hết tui muốn xin lỗi bạn nào nghĩ tui giật tít câu khách (tưởng tui có câu trả lời), bởi đó cũng là câu hỏi của chính tui (tui không nắm 1 cp VNM nào hết vào lúc này). Tui nói liên tục bởi VNM cũng mới chốt chia thưởng cp 1:1 vào cuối tháng 11/2011. Nếu tính cả đợt 2:1 tới đây, VN coi như đã tách 1 cp thành 3 trong khoảng thời gian chưa đến 1 năm, điều này khiến cho EPS giảm mạnh & chưa thể tăng trở lại mức hấp dẫn trên 10 k/cổ như 2 năm trước đây, cho dù VNM là con voi (nhưng) chạy nhanh.

Lâu nay VNM được coi là 1 địa chỉ đầu tư dài hạn đối với các quỹ ngoại, thậm chí cho dù thanh khoản thấp nhưng nếu quỹ nào cần bán thì lại hoàn toàn dễ dàng bởi có rất nhiều tổ chức khác đang mong thế chỗ. Điều đảm bảo cho khả năng bán tưởng khó mà hóa dễ đó là thương hiệu, thị phần và tính hiệu quả: EPS & ROE được giữ ở mức cao mà k cần tới đòn bẩy, tức là tiềm năng tăng hiệu quả còn lớn lắm (liệu TH milk làm được không?), k KD quả mít như nhiều con voi đang NY khác, cấu trúc tài chính k vết và khả năng “tìm kiếm” được giá đầu vào thấp…

Tuy nhiên, theo tư tưởng cũ kỹ của tui thì chia thưởng liên tục hình như k phải là cách các quỹ khoai tây dài hạn họ khoái, trừ phị họ nghĩ voi chạy vậy nhanh lắm rồi??? Chứng trường k định giá đúng VNM hay đã đến lúc kích giá lên để chạy (chú ý VNM hết room nhưng chỉ có 1 quỹ khoai tây là cổ đông lớn, còn lại đều ẩn danh nhờ nắm dưới 5%)? Đã có người bình trên 1 forum rằng thị trường sữa VN trước giờ ít bị soi về giá nên tăng hoài, bây giờ sức mua người dân đang giảm nên sữa hết là hàng thiết yếu mà sắp trở thành… xa xỉ, sự trỗi dậy của các thương hiệu nhỏ nhưng giá rẻ hơn và nhất là được người dân tin rằng bán đúng sữa tươi nguyên chất như Long Thành milk, Đà Lạt milk, Ba Vì milk (cái này tui chỉ trích dẫn vậy), dự báo thời gian tới VNM k có nhiều dư địa để tăng trưởng như trước…

Nói vậy thôi, tui xin gửi 1 file chỉ số tài chính đến Q2/2012 ở đây (số liệu hợp nhất, chỉ số do tui tự tính) để bạn tham khảo và tự bình. Nhưng nếu bạn bình gì đến vụ chia thưởng này thì nhớ cho tui biết với nhé

Link file: gioi_thieu_TCNY-VNM_Q22012 (mở file mà Excel hỏi có update link không thì nhớ bấm NO)

.

.

.