Nghề mình mà 332 – Có trường hợp tương tự như vụ Seabank – Vinaconex-Viettel trên sàn chứng?

Trên sàn chứng có rất nhiều cty CK phát triển mạng lưới khách hàng qua nhân viên môi giới. Hầu như những cty trong Top10 đều theo cách này. Vậy liệu có trường hợp cty CK đổ hết trách nhiệm cho nhân viên môi giới trong việc giải quyết sự cố hay tranh chấp với khách hàng, tương tự như vụ Seabank – Vinaconex-Viettel (S-VVF)? Chắc chắn là CÓ.

Điểm lại 1 chút, vụ S-VVF là trường hợp ngân hàng bán lẻ sáng tạo nhất VN năm 2012 – Seabank từ chối thực hiện trách nhiệm bảo lãnh cho 1 cục tiền trái phiếu mà Megastar là tổ chức phát hành, còn VVF là nhà đầu tư, với lý do là nhân viên của Seabank cố ý làm trái nên phải tự khắc phục hậu quả, cho dù hình như trên mọi chứng từ liên quan đều có con dấu của Seabank. Nhòm qua sàn chứng, vụ S-VVF có thể “diễn giải” thành trường hợp cty CK từ chối bồi thường cho NĐT với lý do nhân viên môi giới “tự ý” mua bán trên tài khoản của khách hàng nên phải tự bồi thường, cho dù mọi giấy tờ đều có con dấu của chính cty CK. Tui dám chắc không ít bạn khi đọc đến đoạn này sẽ kêu lên rằng “đúng là trường hợp của tui rùi”.

Với quan điểm của tui trong ngành chứng, khả năng nhân viên môi giới tự ý “thay mặt” khách hàng mà cty CK không biết là rất thấp. “Thay mặt” 1 lần thì có thể cty CK k biết, nhưng “thay mặt” cả 1 thời gian dài mà bảo cty vẫn k biết thì tui k tin. Đặc biệt, đối với những hành vi giả chứ ký chuyển tiền, rút tiền, bảo chứng, vay mượn… trên tài khoản khách mà bảo là chỉ mỗi mình môi giới làm được thì Tom Cruise sẽ bay sang để xin bản quyền làm tập Mission Impossible mới nhất. Cty CK nào mà tuyên bố em chã thì các bác quản lý phải đến thăm và phải xem lại hệ thống quản lý rủi ro nội bộ của cty đó.

Như vậy, tui nghĩ thường có 2 khả năng:

1 là khách hàng trước đây có ủy quyền miệng, đặt lệnh GD miệng cho môi giới, hay trao user và pass nhờ đánh đấm giùm, nhưng sau này lỗ lã nên khách hàng phủi sạch. Khách hàng làm bậy, nhưng k có chứng cớ. Đối với môi giới, về lý là họ sai, không phủ nhận. Nhưng về tình, đó là nỗi đau rất lớn vì nhiều khách hàng vốn là người quen lâu năm, thậm chí là người nhà của họ. Hơn nữa, nếu cty CK k đòi được tiền, cty có thể đổ lỗi hết lên đầu môi giới, đó lại là 1 nỗi đau về mặt tình cảm khác. Có lẽ chỉ những ai đã làm môi giới như tụi tui, đã từng bị bạn bè, đồng nghiệp và sếp trở mặt chỉ vì 1 cục nợ margin mới hiểu nổi 😦 😦 😦

2 là chính cty CK mở hệ thống và làm ngơ cho môi giới chủ động phục vụ khách hàng mà bỏ qua quy trình, quy định như k kiểm tra tình trạng ủy quyền, k kiểm tra việc lưu phiếu lệnh, k lập hệ thống ghi âm (nếu đặt lệnh qua ĐT), k lập hợp đồng margin trước khi cho vay, mở hạn mức cho vay quá lớn (2:8, 1:9, 0:10), cho chậm tiền dài ngày… Trong những trường hợp này, cty CK mới là kẻ làm bậy, môi giới chỉ là cánh tay phải, cẳng  tay trái nối dài đến khách hàng mà thôi.

Nếu bạn hỏi tui trong 2 trường hợp trên, cái nào xảy ra nhiều hơn thì tui sẽ trả lời là cái thứ 2. Về lý, nếu trên chứng từ, hợp đồng có dấu má cty CK, thì cty đó chịu trách nhiệm. Thậm chí nếu k có đủ dấu má, cty CK vẫn k thể phủi trách nhiệm quản lý k nghiêm, ít nhất cần… nghiêm túc rút kinh nghiệm. Nhưng trên thực tế, dù là gì thì cả 2 khả năng này có thể dẫn đến cùng 1 kết quả: môi giới phải bồi thường. Vì thế vụ S-VVF có lẽ sẽ được dân ngành chứng theo dõi kỹ lưỡng, như 1 án lệ để “dự báo đời mình”.

responsible_MGỞ sàn chứng xứ mình, NĐT đã có Hiệp hội Va-phi để bảo vệ quyền lợi của mình (???), cty CK đã có hiệp hội Vát-sờ-bờ bảo vệ cho họ, vậy môi giới có hiệp hội gì? Lại 1 nỗi đau nữa rùi.

Bạn vẫn nhận SMS chúc phúc của Mai Linh đấy chứ?

Đối với tập đoàn Mai Linh (MLG), tui vốn có 2 “cái” cảm tình. Thứ nhất là Giáng sinh năm nay, tui vẫn nhận được SMS chúc an lành của MLG. Thực sự thì tui thường xuyên nhận được SMS của cty này từ khá lâu rồi, và tui cũng biết đó là chiêu PR, nhưng thực lòng vẫn khoái hơn là nhận SMS chào mua BĐS hay nhắn tin nghe nhạc của hàng đống cty khác. Thứ hai là vụ taxi. Ở xứ SG thì cái ô tô biển xanh + 4 cặp số 38 là ưu tiên vẫy tay số 1 bởi vì tui có cảm giác hãng này tính cước thật thà nhất. Đi Vinasun thì sợ nhất gặp xe nhái, nhưng vì khả năng nhận diện xe nhái của mình kém nên thôi, chọn MLG cho chắc ăn.

Quay sang chủ đề… phụ, thông tin MLG gặp nạn đã gây cho tui sự tò mò lớn. Nhìn sơ trên BCTC hợp nhất Q2/2012, có thể thấy rằng cty này đang gặp rủi ro lộ diện trước… Tòa, do quy mô nợ đến hạn rất lớn so với vốn lưu động và dòng tiền kinh doanh. Tuy nhiên, điều đáng nói hơn là chuyện MLG đã chơi BĐS qua hình thức đầu tư vào TSCĐ. Nói cách khác, nếu bạn chỉ nhìn vào bảng CĐKT, bạn sẽ khó biết được rằng MLG đã bỏ cả nghìn tỷ vào BĐS. Rộng ra, có lẽ chỉ có tình trạng đầu tư vào BĐS qua “kênh” TSCĐ như vầy mới giải đáp được câu hỏi tại sao dư nợ trực tiếp vào BĐS tuy vẫn đang ở mức thấp nhưng nợ xấu BĐS lại đang đe dọa cả hệ thống ngân hàng, cả nền ktế.

Quay lại chủ đề chính, tui vẫn mong thường xuyên nhận lời chúc từ MLG. Lời chúc thôi, đừng chuyển sang quảng cáo bán xe nhe bác Mai Linh.

Chưa chắc Vấn đề nằm ở dòng tiền?

Vấn đề nằm ở dòng tiền” là tựa bài viết của bác N.V.Phú đăng trên TBKTSG tuần này, thuộc nhóm chủ đề “kíu BĐS” (tui xin trích dẫn luôn từ blog của bác), tuy nhiên tui lại không đồng tình với cái tựa này, cho dù tui kính trọng bác nhất trong hàng ngũ các chuyên gia của tờ tuần báo nổi tiếng.

Về lý thuyết, giảm giá bán là cách đơn giản nhất nhưng hiệu quả nhất nếu muốn xả hàng tồn và tạo ra dòng tiền về cty. Đối với nhiều cty BĐS, họ thừa sức làm việc đó và chắc chắn nếu làm thì sẽ thu được tiền do nhu cầu mua nhà là nhu cầu có thật và còn rất lớn. Mọi người cứ nhìn vào vụ chung cư Đại Thanh giá rẻ ngoài HN gây xôn xao gần đây thì rõ. Nhưng đối với nhiều, nhiều, nhiều hơn cty BĐS, họ k muốn, thậm chí k thể giảm giá bởi cho dù thu được tiền, HỌ VẪN KHÔNG TRẢ HẾT NỢ. Ngay cả chủ nợ chính là ngân hàng cũng không muốn giảm giá bán nhà vì HỌ CŨNG KHÔNG THU ĐỦ NỢ.

debt_burdenNói như 1 bác quan lớn thì nhiều doanh nghiệp và ngân hàng đã định giá dự án BĐS ở mức rất cao để đi vay và cho vay, bây giờ nếu giảm giá bán, thu tiền về thì có lẽ chỉ giảm được một ít chứ đa phần nợ vay vẫn còn đó. Bán hết tài sản mà cục nợ vẫn to tổ bố thì doanh nghiệp vẫn chớt với ngân hàng. Ngân hàng xiết hết nhà rồi mà chưa thu đủ nợ vay thì lấy đâu tiền trả cho người gửi tiết kiệm đến hạn, lợi nhuận nào có thể giúp trích lập cho đủ phần thiệt hại còn lại, cũng chớt nốt. Vấn đề không còn nằm ở dòng tiền, mà nằm ở quy mô của cục NỢ. Nợ vay BĐS quá lớn rồi!

Trong cái ngành chứng mà tui đang làm, đến giờ tui biết ở các cty CK lớn vẫn có những cục nợ xấu chình ình ra đó, không xử được. Thực ra là không dám xử. Giảm giá cổ thì chắc chắn bán được, nhưng cho dù bán hết rồi thì cục nợ mới chỉ giảm 15-20% (chưa tính lãi mẹ lãi con), con nợ thì chạy mất (còn đâu tóc mà nắm nữa?), rồi các bác quản lý sẽ bắt phải trích lập dự phòng đầy đủ, như thế sẽ dẫn đến rủi ro mất hết vốn điều lệ, rồi sẽ bị mất tư cách thành viên, bị… chả dám hình dung thêm. Cứ để cổ đó, chỉ phong tỏa lại, hàng tháng đem ra hù con nợ, ép trả lãi được đồng nào hay đồng nấy, và hy vọng rằng sau này cổ cánh lên lại thì sẽ thu hồi được nợ.

Cho nên đối với nhiều cty BĐS, kích cầu để người dân chấp nhận mua nhà tại mức giá mà theo đó cty có thể trả được 70-80% cục nợ là cách tốt nhất, thậm chí chơi trò bù lãi suất để “chuyển nợ qua cho dân”, nhưng bản thân doanh nghiệp không còn khả năng tự làm, ngân hàng cũng không dám làm, chỉ còn 1 bác duy nhất thôi. Nhà nước. Đó là lý do vì sao trong hàng trăm, hàng ngàn cuộc hội thảo, đối tượng tham dự chính là nhà nước. Hoặc trong mọi đơn kêu cứu, nơi đến luôn là nhà nước.

Nhưng nhà nước sẽ cứu theo cách nào đây? Phần này cho tui xin đọc hết bài viết của bác Phú.

(copied) Sốc với sếp

Nguồn: thebox.vn. Đọc để thư giãn. Thú thực tui chưa đạt được đẳng cấp như dưới đây, chắc là do mới làm sếp… nhỏ.

Hôm nào rảnh tui sẽ kể mấy chuyện về sếp trên sàn chứng VN.

Sếp thì gạ tình, sếp thì mê tín. Than ôi!

Tốt nghiệp đại học loại ưu, Lý Minh Dũng (Bình Thạnh) dễ dàng được nhận vào làm tại một công ty xuất nhập khẩu khá lớn có trụ sở ở quận 2. Nhưng khi bước chân vào môi trường công sở, anh không khỏi kinh ngạc khi có quá nhiều cú sốc lớn dội đến. Lý do là anh gặp phải một người sếp “không bình thường”.

Sếp gạ tình đồng tính

Ngay ngày đầu tiên đi làm, Dũng đã nghe nhiều lời xì xào, bàn tán về thân phận của mình. Các bà cô nhiều tuổi thì chỉ chép miệng, lắc đầu, còn giới trẻ hơn thì buôn với nhau những câu như “Lại con hàng”, “Gớm, chắc lại cũng…”… Khó hiểu là còn có một anh bạc trạc tuổi liên tục ném về phía Dũng cái nhìn hằn học dù cho Dũng đã cố gắng bắt chuyện.

Mọi chuyện vở lở khi có một cô bạn thẳng thắn chat với cậu “Cậu là gay à? Nếu không thì né sếp ra nhé!”. Vấn đề là sếp ở đây là nam. Qua câu chuyện, anh cũng biết luôn Hùng, là cậu bạn luôn dành cho anh ánh nhìn hằn học chính là “gà” của sếp trước khi Dũng về, và sắp nghỉ việc vì không chịu được cảm giác bị thay thế.

Thời buổi khó khăn, nhiều người ít việc, vả lại tự tin mình là “trai thẳng” và sếp cũng là người có gia đình nên Dũng tin tưởng sẽ né được chuyện yêu với sếp! Nhưng anh đâu ngờ, ngay lần đầu tiên mời Dũng đi ăn trưa riêng để “tiện training công việc”, vị sếp già đã chồm người ôm hôn cậu trai trẻ và nói những lời đường mật về vịu trí trợ lý riêng anh ta sẽ sắp xếp nếu như Dũng đồng tình.

Hoảng sợ, Dũng vừa lau miệng vừa chạy biến ra khỏi quán và chàng trai cao 1m7, đẹp ngời ngời ấy nghỉ việc ngay sau đó.

Gạ tình: Đầy!

Chuyện những cô gái xinh đẹp bị sếp gạ tình không còn hiếm. Hảo, một cô sinh viên đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP. HCM từng bị chính sếp của mình, là một người Hàn Quốc dí chạy khắp phòng giám đốc và luôn miệng la lên “Sarang he, sarang he yo” (anh yêu em) kể lại câu chuyện cười ra nước mắt của mình.

Hảo xin được việc làm trợ lý phiên dịch cho một giám đốc người Hàn Quốc tại khu chế xuất Linh Trung. Công việc khá đơn giản và hợp chuyên ngành, lại được đưa đón cùng với vị giám đốc trên chiếc xe hơi sang trọng khiến cô thầm nghĩ mình thật may mắn. Nhưng mọi chuyện chỉ suôn sẻ sau nửa năm đầu tiên cô đi làm.

Thời gian sau đó, vị giám đốc có nhiều biểu hiện lạ như thỉnh thoảng đặt tay lên đùi Hảo khi cả hai cùng đi trên xe, hoặc ông ta luôn muốn ngồi sát vào cô cũng như xếp những chuyến công tác xa 2 người.

Cao điểm là một lần nọ, khi tiếp một đoàn khách từ Hàn Quốc sang, ông ta giới thiệu cô là người yêu và tỏ tình với cô ngay tại buổi nói chuyện. Dù Hảo đã lịch sự lái câu chuyện sang hướng khác, những lần sau đó, ông ta luôn tìm cách nói yêu cô, gạ gẫm cô về sống cùng nhà. Hảo kết thúc công việc sau đó không lâu.

Trường hợp của Hảo vẫn còn là may mắn, rất nhiều nữ nhân viên xinh đẹp đã chịu ấm ức khi bị sàm sở ngay tại văn phòng. Đa phần, nếu không chấp nhận “hợp tác” đều phải nghỉ việc.

Sếp bẩn

“Nói thật là phòng máy lạnh, lại ngồi sát bên sếp nên tôi không thở nổi!”. Chẳng là sếp của Dung (đường Đào Duy Anh, quận Gò Vấp) bị “hách từ trong nôi” nhưng không nhận thức được vấn đề nên luôn trong tình trạng hành hạ nhân viên. Ngặt một nỗi, không ai dám trực tiếp góp ý với sếp nên ầm thầm chịu đựng.

Sau nhiều lần hội ý, sếp nhận được 1 chai nước hoa mới, trong phòng cũng luôn luôn có một bình hoa ly tỏa mùi quyến rũ. Từ đó, vấn nạn mùi hương được giải quyết triệt để.

Sếp mê tín

Sau khi đọc những thông tin về việc các nhân viên những shop bán hàng tại Hội An phải cho thần tài hưởng nhũ hoa thì chị Thu Mây (nhân viên bất động sản) cũng phì cười vì câu chuyện quá là giống với sếp chị, vô cùng mê tín.

Chị cho biết, ông sếp là người gốc Hoa của chị luôn bắt buộc nhân viên nữ còn trinh và không “đèn đỏ” mới được thắp nhan, vái thần tài, thổ địa mỗi ngày. Chưa kể, bàn làm việc của mỗi nhân viên đều bắt buộc phải trang trí đúng màu hạp năm đó và bài trí theo kiểu vật dụng để bên trái cao hơn bên phải.

Hơn nữa, sếp của chị tuổi Tí nên chỉ nhất nhất tuyển nhân viên tuổi Thìn hoặc Thân mà không chấp nhận bất cứ tuổi nào khác. Tuy vậy, ngoài chuyện phải tuân thủ những quy định của sếp và chiều theo ý thích mê tín đó thì sếp chị lại khá thoải mái, do đó nhân viên cũng không quá áp lực và khó chịu.

Sếp mê nhậu

Bước vào phòng phỏng vấn tuyển dụng công ty F, Lợi sốc toàn tập khi thấy trên bàn là 5 lon bia xếp ngay ngắn và sếp thì tươi cười “giải khát đi em!”. Thế là cậu cáo từ và tất nhiên rớt từ vòng gửi xe khỏi công ty đó. Câu chuyện của Lợi cũng không quá lạ, đặc biệt là giới nhân viên kinh doanh. Quang, một kĩ sư làm việc tại Bình Dương cũng khốn khổ vì phải viện đủ mọi lý do từ chối những cuộc nhậu cuối tuần do sếp đề xướng.

Ông sếp mà như Quang nói là “uống bia như thuồng luồng uống nước” cứ tì tì cả két bia mà vẫn còn uống được cứ luôn bắt ép nhân viên phải theo tới bến khiến cho nhiều phen nhân viên mềm cả người mà vẫn không dám từ chối. Thế là dần dần những cuộc nhậu ấy vắng dần vắng dần, ông sếp cũng từng đơ người vì nhận được đơn xin nghỉ việc của nhân viên cũ với đầy đủ mổ xẻ về thói xấu mê nhậu.

Chấp nhận sốn chung với lũ hoặc tìm đường đi nơi khác là cách phổ biến nhất nhân viên gặp phải những vị sếp “quái thai” hay dùng nhất. Mong sao những vị sếp ấy nhìn lại mình để bình thường hóa cho nhân viên được nhờ.

(chém) Rút lưu ký, chuyện nhỏ mà hóa ra không nhỏ

Tui vừa mới biết 1 điều rằng trong năm nay có rất nhiều hồ sơ gửi lên VSD xin rút lưu ký chứng khoán, mà hình như lý do lớn nhất là để khỏi phải đóng phí lưu ký. Đối với các bác sở hữu vài ngàn cổ thì phí lưu ký chả đáng bao nhiêu tiền, nhưng rõ ràng đối với các bác cổ đông lớn, có hàng triệu cổ thì là cả vấn đề. Chỉ là bút toán ghi sổ thôi, chả GD gì mà hàng tháng “mình” phải đóng hàng triệu đồng, xót quá. Rút thôi, sau này muốn GD thì lưu ký lại, mất có mấy ngày àh.

Từ 2000 đến nay, lưu ký là việc khuyến khích chớ k bắt buộc. Ai không lưu ký thì không được giao dịch, nhưng nếu không muốn giao  dịch thì không lưu ký cũng được. Tuy vậy, lưu ký mang lại nhiều tiện lợi cho chủ sở hữu và cả cty NY, nhất là về mặt quy trình, thủ tục xác nhận cổ đông để trả cổ tức, họp ĐHCĐ hay phát hành thêm. Đối với cty NY, đầu mối duy nhất giúp họ đơn giản hóa mọi thứ là VSD. Nay nếu rút lưu ký, về nguyên tắc VSD sẽ gửi thông báo ngược về cty NY để cty lập sổ cổ đông và sau này cty NY tự quan hệ công chúng với những cổ đông đó. Như vậy cty NY sẽ có 2 sổ cổ đông, 1 sổ lưu bên VSD và sổ còn lại tự lưu. Trong mọi trường hợp cổ đông của cái sổ thứ 2 thay đổi địa chỉ, CMND… mà nếu không update kịp, cty NY sẽ gặp rắc rối.

Tui cũng nghe nói đã có vài trường hợp VSD không thể liên hệ được cty NY để “trả sổ”, một phần vì cty NY cũng sắp phá sản rồi, phần nữa chắc là cty NY cũng ngại. Đây không chỉ là chuyện giữa 2 bên VSD với NĐT nữa rồi. Chuyện nhỏ mà hóa ra không nhỏ, khổ thế đấy.

Nghề mình mà 331 – Chỉ số hàng tồn kho

Báo ĐTCK sáng nay có đăng ý kiến của 1 bác chuyên gia về chỉ số hàng tồn kho, chủ yếu là dẫn chứng về tồn kho BĐS, tui đọc thấy khá hay và muốn chém gió thêm ti tí.

Thứ nhất là cách tính chỉ số tồn kho dựa trên mức thay đổi giữa kỳ hiện tại với kỳ gốc, mà theo bài viết là cùng kỳ năm trước. Tui đang search thử xem Tổng cục TK có tính như vậy không, nếu đúng thì … thất vọng quá. Giá trị hàng tồn kho, hay bất kỳ khoản mục nào khác trên Bảng CĐKT chỉ có ý nghĩa thời điểm, nếu so sánh với cùng kỳ năm trước thì chỉ khè được vài em sinh viên đang tập trung hết chuyên môn vào ngành “lớp” học thôi (xin nhấn mạnh là vài em thôi). Ngay cả khi cty hoạt động theo mùa vụ rõ ràng, ví dụ như mấy bác chuyên bán bánh trung thu, mấy bán bán máy điều hòa không khí, các bác buôn sách giáo khoa… hay rộng hơn là những cty vẫn đang tăng trưởng doanh thu thì tồn kho năm sau có cao hơn năm trước cũng nên coi là chuyện thường, trừ phi các chỉ số khác mà tui sẽ nêu ví dụ dưới đây đưa ra những tín hiệu cảnh báo.

Thứ hai là con số 5-6% (bài viết ghi là tỷ lệ hàng tồn kho trên lượng sản phẩm tiêu thụ, nhưng mà mọi BCTC đều ghi giá trị tồn kho, vậy tui hiểu = giá trị tồn kho/doanh số???) được cho là hợp lý. Tui rất mong tác giả đưa ra đường link nào dẫn chứng cho 2 con số này, chứ tui thấy mơ hồ quá. Các nhóm ngành khác nhau thì “chỉ số tồn kho hợp lý” cũng phải khác nhau. Chỉ số tồn kho của công ty có tính mùa vụ thì phải khác công ty không có tính mùa vụ. Lấy ví dụ như VNM đi, doanh thu 4 quý đến Q3/2012 tầm 25,5 ngàn tỷ, tồn kho cuối Q3 tầm 3,5 ngàn tỷ (tăng 2% so với Q3/2011), chỉ số tồn kho sẽ vào khoảng 13,9% nếu sử dụng giá trị tồn kho cuối Q3 năm nay, hoặc 13,7% nếu lấy số tồn kho bq (Q3/2012 + Q3/2011)/2. Tồn kho của VNM đang quá cao chăng? Tui cướp nghĩ (thay cho 2 từ “trộm nghĩ”) là không. Cuối năm là thời gian ông Thọ bận rộn nhất và con bò ngoác miệng cười to nhất, nên tồn kho tăng ngay từ Q3 liệu chưa hẳn là điều bất thường, chắc gì đã rủi ro?

Đối với dân phân tích (không tính các bác làm trong ngành sữa vì chắc chắn có nhiều chỉ số khác hay hơn, tui cướp nghĩ vậy), khi soi hàng tồn kho phải liên hệ đến 2 chỉ số quan trọng là vòng quay hàng tồn kho (viết tắt là vòng quay) & khả năng thanh toán nhanh. Chỉ số vòng quay theo tui được học là giá vốn /tồn kho bq. Tại thời điểm mà BCTC gần nhất là Q3/2012 thì công thức này có thể viết cụ thể = COGS 4 quý gần nhất/tồn kho (Q3/2012 + Q3/2011)/2 (hoặc kỹ tính hơn nữa thì lấy bq 4 quý cho khớp với thời gian lấy số liệu COGS). Cty CK có 1 chữ F, 1 chữ P nơi vợ tui làm trước đây, mấy sếp bên đó yêu cầu phân tích ý nghĩa vòng quay trong 9 tháng, đúng là… tỏ ra nguy hiểm. Cách tính này loại bỏ được yếu tố thời vụ (do lũy kế 4 quý) và có thể so với bất kỳ giai đoạn nào trong quá khứ để tìm xu hướng tăng giảm. Với VNM, tui tạm tính ra vòng quay = 4,9, tương đương 74 ngày/vòng. So với năm 2011 = 5,4, tương đương 68 ngày/vòng, chỉ số này cho thấy VNM tốn thêm… 6 ngày để dọn kho. Bạn nào có thể giúp tui tìm ra và chứng minh độ rủi ro do giá trị tồn kho tăng 2% so với cùng kỳ năm trước không?

Ngoài chỉ số vòng quay, khả năng thanh toán nhanh cũng quan trọng, nhất là khả năng thanh toán nhanh tính riêng trên nợ vay ngân hàng ngắn hạn. Đối với ngành BĐS, bạn nào muốn tìm số liệu làm chứng cớ giúp các bác doanh nghiệp kêu “héo, héo” (help) lên nhà nước thì tui giới thiệu dùng chỉ số này. Nhà anh có to đoành mà anh không trả được nợ đến hạn của ngân hàng thì anh vẫn ra đường thôi. Đối với ngành xi măng, bài viết trên có trích dẫn lời 1 bác quan lớn rằng tồn kho trong ngành này k đáng lo ngại. Tui thì ngại lắm, bởi khả năng thanh toán nhanh lẫn thanh toán nhanh trên nợ vay ngân hàng ngắn hạn của rất nhiều cty NY như BCC, BTS, HOM, HT1, TBX… đều <<<1. Mà xi măng thì… tui cướp nghĩ rằng ngân hàng chả muốn siết tí nào đâu, thà siết sổ hồng sổ đỏ còn hơn.

Nhân chuyện đong đếm lượng tồn kho BĐS, có bác nói với tui rằng nỗi đau của nhiều bác BĐS bây giờ là ở chỗ khi mở bán thì bán sạch, người mua đăng ký 100%. Đến khi đóng tiền thì giảm dần, đợt 2 có 80% người mua đóng tiền, đợt 3,4,5… còn 70%, 60%, 50%… đóng tiền… Đến khi giao nhà còn lèo tèo vài chú vào ở, đa số không đóng tiền nữa, không dọn đến ở nên vào buổi tối, cả tòa nhà cứ leo lét vài ánh đèn, nhìn… phản cảm lắm. Về nguyên tắc, tồn kho giảm khi các bác ấy ghi nhận doanh thu, nếu cứ ghi nhận thật thà theo tiến độ đóng tiền, mà càng về sau càng ít người đóng thì tồn kho sẽ lớn, thôi thì cứ tự dối mình là nhà bán được hết trơn rồi, doanh thu ghi nhận trước, tồn kho chỉ là do người mua gửi nhà cho mình trông tạm và tiền sẽ gửi sau. Nhưng liệu ngân hàng chủ nợ có hiểu giúp cho các bác ấy không? 😦

(copied) Wilmar – Tập đoàn khổng lồ đứng sau dầu ăn Neptune là ai?

Nguồn cóp: gafin.vn

Bài viết dưới đây không hẳn là lời cảnh tỉnh về sự chiếm lĩnh của các cty ngoại đối với thị trường nội địa VN, mà tui còn nghĩ là 1 tờ lịch rơi rớt của người Maya dự báo viễn cảnh các ngành nghề thiết yếu ở nước ta rơi hết vào các cty ngoại, từ điện, nước, ngân hàng đến thực phẩm (sữa, gạo…) nếu các bác cứ nhăm nhe mở room cho “chúng nó”. Bạn mong chờ khoai tây sẽ rải vốn vào tất cả các cty NY nếu mở room sao? Hy vọng thế đi, chứ tui luôn cho rằng khoai tây sẽ lại tiếp tục lấp room của VNM mà k thèm nhòm ngó HNM đâu. Người ta cứ hô hào người Việt dùng hàng Việt, đâu biết rằng rất nhiều hàng Việt thuộc loại khủng đã thuộc về các ông chủ ngoại 1 nửa (thậm chí còn hơn 1 nửa) từ lâu rùi, những hàng đó rồi sẽ chèn ép những hàng Việt còn lại.

Mà bài này tui trộm nghĩ bác Trung Nguyên cũng nên đọc, chứ thay vì hô hào đưa cái tỉnh nhà bác thành thủ phủ cafe toàn cầu, bác dong thuyền ra biển lớn, thâu tóm hay dẹp bớt mấy thằng chuyên bán nước nhái cafe khác thì tui còn ủng hộ bác hơn.

Một trong những doanh nghiệp dầu cọ lớn nhất thế giới; chiếm hơn 1/2 thị phần dầu ăn tại Trung Quốc và Việt Nam.

Wilmar thành lập năm 1991, hiện là một trong những doanh nghiệp lớn nhất châu Á trong lĩnh vực nông nghiệp. Công ty là một trong những doanh nghiệp lớn nhất Singapore về vốn hóa thị trường và doanh thu.

Cánh tay nối dài của gia đình Kuok

Doanh nghiệp này có thể coi là một trong những bộ phận kinh doanh của Kuok Group trong lĩnh vực dầu cọ. Gia đình Kuok và các công ty có liên quan là những cổ đông chính của Wilmar.

Hệ thống tập đoàn Kouk với các công ty thành viên như Kuok Brothers, Kouk Group, Kerry Holdings, Kerry Group… hiện đang có rất nhiều khoản đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và bất động sản tại Đông Nam Á và Hong Kong.

Chủ tịch kiêm TGĐ của Wilmar hiện là ông Kuok Khoon Hong (62 tuổi). Ông Kuok là người giàu thứ 7 trong số 40 người giàu nhất Singapore với tài sản tính đến tháng 7/2012 là 2,3 tỷ USD.

Ông Kouk Khoon Hong là cháu gọi bằng chú của tỷ phú Robert Kuok (Kuok Hock Nien – Quách Hạc Niên)- người giàu nhất Maylaysia và cũng là người giàu nhất Đông Nam Á với tổng tài sản 12,4 tỷ USD.

Hai người con của Robert Kuok là Kuok Khoon Chen và Kuok Khoon Ean cũng có mặt trong HĐQT của Wilmar.

Doanh nghiệp lớn nhất thế giới về dầu cọ

Các hoạt động kinh doanh chính của Wilmar bao gồm trồng cọ, ép dầu từ cọ và các hạt có dầu; tinh luyện dầu ăn, đường; sản xuất phân bón, chế biến ngũ cốc… Tập đoàn hiện có hơn 300 nhà máy sản xuất và hệ thống phân phối trải dài hơn 50 quốc gia.

Trong lịch sử hoạt động, Wilmar đã tiến hành nhiều thương vụ M&A để mở rộng quy mô. Năm 2007, Wilmar hoàn tất sáp nhập với các mảng trồng cọ, dầu ăn, ngũ cốc… của Kuok Group trong một thương vụ trị giá 2,7 tỷ USD; đồng thời tái cấu trúc để mua lại các mảng dầu ăn, chế biến hạt có dầu, ngũ cốc từ Wilmar Holdings Pte Ltd với giá 1,6 tỷ USD.

Năm 2010, Wilmar tiếp tục mua lại Sucrogen – công ty đường lớn thứ 5 thế giới của Australia với giá 1,47 tỷ USD.

Cơ cấu lợi nhuận theo các lĩnh vực kinh doanh chính
Chuỗi sản phẩm về cọ đóng góp 2/3 lợi nhuận của Wilmar
(Nguồn: báo cáo thường niên 2011)

Hiện nay, Wilmmar là công ty lớn nhất thế giới về trồng, chế biến và kinh doanh dầu cọ với mạng lưới phân phối tại hơn 50 quốc gia.

Đến cuối năm 2011, tổng diện tích rừng cọ của Wilmar đạt 247 nghìn ha. Khoảng 74% số đó nằm ở Indonesia, 24% ở Đông Malaysia và 2% ở châu Phi.

Công ty chế biến dầu cọ và lauric thành dầu tinh luyện, chất béo, oleochemicals và nhiên liệu sinh học.

Các sản phẩm của lĩnh vực trồng trọt là dầu cọ thô và nhân cọ được bán cho bộ phận chế biến và tinh luyện dầu của Wilmar. Phần lớn dầu ăn được tiêu thụ tại Việt Nam là hỗn hợp nhiều loại dầu với thành phần chính là dầu cọ.

Bên cạnh dầu cọ, Wilmar còn kinh doanh các mặt hàng nông sản khác như chế biến và kinh doanh các loại hạt có dầu (mè, vừng, lạc…) và ngũ cốc, tinh luyện đường, sản xuất dầu ăn… Tuy nhiên, các lĩnh vực liên quan đến dầu cọ vẫn là nguồn đóng góp chính vào lợi nhuận.

Tại Trung Quốc, Wilmar là nhà sản xuất dầu ăn đóng chai lớn nhất với khoảng 50% thị phần.

Trong 9 tháng đầu năm 2012, hai mảng đường và chế biến-kinh doanh hạt có dầu và ngũ cốc bị lỗ, dẫn đến lợi nhuận ròng của Wilmar giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái dù doanh thu tăng nhẹ.

Lợi nhuận sụt giảm đã kéo theo sự giảm mạnh của giá cổ phiếu Wilmar. Đến cuối năm 2012, vốn hóa thị trường của Wilmar là hơn 20,1 tỷ SGD, tương đương 16,5 tỷ USD.

Giá cổ phiếu Wilmar mất 40% giá trị so với đầu năm nay
Nguyên nhân chủ yếu là do các mảng Hạt có dầu-ngũ cốc và đường bị lỗ
kéo lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2012 giảm 30% so với cùng kỳ.

Thống lĩnh thị trường dầu ăn Việt Nam

Công ty con tại Việt Nam là Công ty Dầu thực vật Cái Lân (Calofic) cũng là nhà sản xuất dầu ăn lớn nhất. Theo thông tin trong báo cáo thường niên năm 2011 của Wilmar thì Calofic chiếm khoảng trên 55% thị phần dầu ăn đóng chai.

Các sản phẩm dầu ăn của Calofic gồm có Neptune, Simply, Meizan…

Wilmar nắm 68% cổ phần của Cái Lân, phần còn lại thuộc về Tổng Công ty Công nghiệp dầu thực vật (Vocarimex). Năm 2011, Calofic đạt hơn 10.500 tỷ đồng doanh thu và 250 tỷ đồng LNST.

Kết quả kinh doanh năm ngoái của Cái Lân bỏ khá xa so với doanh nghiệp có thị phần thứ 2 là Tường An với doanh thu và lợi nhuận năm ngoái là hơn 4.400 tỷ và 25 tỷ đồng.

Trước sự tăng trưởng mạnh của Cái Lân, thị phần của Tường An đã hao hụt khá nhiều trong những năm vừa qua. Nếu như năm 2006 Tường An chiếm 35% thị phần thì hiện tại chỉ còn chiếm khoảng 25-26%.

Tại Việt Nam, Wilmar còn một công ty con khác là Công ty Wilmar Agro Việt Nam, trụ sở chính tại Cần Thơ với hoạt động chính là kinh doanh cám gạo và trích ly dầu cám.

Cám gạo đã trích ly dầu, gọi là cám gạo giàu đạm với thương hiệu Cám Vàng, được nhà máy cung cấp cho các đơn vị sản xuất thức ăn gia súc và thủy sản cả nước. Năm 2011, Wilmar Agro Vietnam đạt gần 1.000 tỷ doanh thu và 42 tỷ đồng LNST.

(chém) Giảm kế hoạch để… cuối năm hoàn thành kế hoạch!

Một cô bạn phóng viên đã hỏi tui câu hỏi khó: các cty NY họ xin giảm kế hoạch lợi nhuận năm nay để làm gì vậy anh, khi mà chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là hết năm? Bực thiệt, hỏi doanh nghiệp đi chứ hỏi gì tui, tưởng tui là… tiến sĩ àh?

Đối với tui, kế hoạch năm không quan trọng bằng mấy chỉ số doanh thu và lợi nhuận lũy kế 4 quý, thậm chí cả ROE, EPS 4 quý gần nhất, cách tính này luôn so sánh được với năm cũ 2011, không sợ yếu tố mùa vụ, lại có khả năng phát hiện dấu hiệu hoạt động của doanh nghiệp đang xuống cấp chỉ sau 1 quý, từ đó làm căn cứ dự báo cho cuối năm.

Nói vậy không hẳn là tui bác bỏ chuyện lãnh đạo doanh nghiệp lập kế hoạch. Năm nay ktế tệ hơn năm trước, nếu cứ đòi doanh thu, lợi nhuận phải cao hơn năm trước thì e là chỉ còn lèo tèo mấy bác VNM, GAZ hay DPM xung phong nhận nhiệm vụ, ngay cả các bác ngân hàng cũng chạy mất dép. Kế hoạch tuy xấu mà vẫn biết phấn đấu thì NĐT sẽ thông cảm và coi trọng lãnh đạo doanh nghiệp hơn.

Tuy nhiên, vấn đề là ít nhất từ 2008 đến nay, có rất nhiều cty NY cứ cuối năm lại xin hạ chỉ tiêu kế hoạch, hạ riết hạ riết khiến tụi chuyên gia… nhập liệu như tui đâm chán. Có cty đầu năm ra kế hoạch hoành tráng, cuối năm không làm được thì hạ, chả mất gì, thậm chí có bác còn chém rằng hạ kế hoạch để qua kỳ họp ĐHCĐ năm sau, lãnh đạo sẽ báo cáo:

“Kính thưa các vị đại biểu, các vị khách quý, mấy bác quản lý và toàn thể cổ đông. Dù năm nay ktế khó khăn nhưng nhờ nỗ lực… trăn trở, đêm quên ăn ngày chỉ ngủ trưa và quyết tâm không nhậu trong giờ ăn sáng, nên HĐQT chúng tui vẫn hoàn thành xuất sắc kế hoạch được nâng cấp ngay trước ngày tận thế, đề nghị ĐHCĐ thưởng và.tái bầu chúng tui cho nhiệm kỳ tới.”

(chém) Ý tốt của bác Vafi

Tui không biết 5 đề xuất của Hiệp hội Vafi có tác động gì lên giá cổ BĐS trong cái ngày đẹp giời 12/12/12 hôm nay hay không, nhưng theo 1 số “nguồn tin” thì đang gây bàn tán xôn xao, nhất là đề xuất bù lãi suất cho người mua nhà. Tui cũng đọc cả 5 cái trên Vneconomy, cho dù về quan điểm vẫn phản đối nhiều hơn ủng hộ (như thường lệ), nhưng phải thừa nhận đề xuất đầu tiên đúng là kích cầu, chứ k phải là kích cái gì đó như lần trước. Người nào mua nhà thì sẽ được hỗ trợ, chứ k phải doanh nghiệp nào xây được cái toilet thì cũng sẽ được hỗ trợ.

Tui từng đọc đâu đó rằng ở bên Đức, chính phủ đã từng hỗ trợ người dân tiền để đổi xe hơi cũ sang xe mới, đó chính là kích cầu. Ở đây bạn cũng có thể nói rằng chính phủ đang giúp 2 hãng BMW hay Mẹc, không sai. Tuy nhiên vấn đề là người dân thực sự được hỗ trợ, được hưởng lợi ích chứ k phải như cái cách cho doanh nghiệp tiền rồi hy vọng doanh nghiệp giảm giá bán cho người dân. Vậy thì ở VN, cho dù các bác BĐS có thể sẽ được cứu, bán được nhà, trả được nợ mà k phải giảm giá, người dân vẫn phải mua nhà giá cao, nhưng rõ ràng người dân được hỗ trợ.

Đó chính là ý tốt của bác Vafi. Chỉ 1 điểm này thôi cũng cho thấy bác Vafi không còn là đệ của bác Bafi như nhiều người hay phong tặng.