Nghề mình mà 398 – Margincall ở mức nào là hợp lý?

(nhóm chủ đề: margin)

Những góp ý của 1 số giảng viên ĐH Ktế HCM (tui xin viết tắt là các cô, vì tui cũng từng là sinh viên Ktế) về GD ký quỹ (margin) mà tui đọc trên ĐTCK sáng nay, theo tui là chưa thực chất. Margin k đơn giản chỉ là 1 phương thức GD, mà là 1 hình thức cho vay tiền để NĐT mua chứng -> cty CK là chủ nợ, NĐT là “con” -> chủ nợ có quyền chủ động thẩm định tài sản đảm bảo là chứng theo khẩu vị của chính mình, trước khi cho vay. Do đó:

Về danh mục ký quỹ: ở 1 số chứng trường khoai tây, cơ quan quản lý định kỳ lập ra 1 danh mục các mã được phép margin, nhưng đó là danh mục chung, chứ k bắt buộc cty CK phải cho vay trên tất cả các mã đó -> chứng trường VN hiện nay cũng vậy -> căn cứ trên danh mục chung, cty CK vẫn có quyền loại ra các mã mà họ k thích. Khẩu vị của các “ông chủ” là khác nhau -> danh mục margin cũng khác nhau.

Về tỷ lệ ký quỹ duy trì, hay chính xác hơn là tỷ lệ xử lý (call margin): để hiểu tại sao các cty CK lại đưa ra rất nhiều mức xử lý khác nhau giữa các mã trong danh mục, cũng như xem xét đề xuất 20-25% của các cô có hợp lý k, tui nghĩ cần phải làm rõ những con số % đó được tính từ những căn cứ nào.

Theo cách hiểu của tui, đa số cty CK tính toán mức ký quỹ ban đầu, và theo đó là mức xử lý, dựa trên quan điểm là: 1 khi đã xử lý, cty CK sẽ bán cổ càng nhanh càng tốt để thu về ít nhất là nợ gốc (nhiều cty CK cũng đi vay để có nguồn làm margin). Hiếm khi (thiểu số) cty CK ưu tiên tính toán mức xử lý dựa trên tình hình tài chính của Cty NY, trừ phi họ muốn ôm hàng về tự doanh 🙂 Vì thế cty CK sẽ quyết mức margin theo 2 yếu tố: thanh khoản và biên độ giá. Cty CK sẽ càng thích cho vay margin đối với các mã có thanh khoản cao và ổn định, kiểu như… PVX (tiếc là mã này lại k được HNX cho phép làm margin). Cty NY làm ăn có lãi, nhưng cổ phiếu kém thanh khoản thì margin làm gì?

Biên độ giá thì liên quan gì đến margin? Theo tui, dựa trên quan điểm bán cho bằng được 1 khi khoản nợ đã rơi vào mức xử lý, thì cty CK đôi khi sẽ phải đặt lệnh bán sàn hoặc ATO, ATC ngay trong ngày T+3 (hàng về mới xử lý được), nếu cần. Đối với các trường hợp con nợ say máu, đua lệnh mua trần để rồi vào cuối ngày T, giá cổ về… sàn (các phiên đảo chiều) -> rủi ro là giá cổ vào đầu ngày T+3 đã rớt đến 28% (HOSE, biên độ +/-7%) hoặc 40% (HNX, +/-10%). Nếu phải call sàn trong T+3 nữa thì giá sẽ rớt đến 35% (HOSE) hoặc 50% (HNX). Tất nhiên loại này cũng ít gặp, nhưng tại các điểm đảo chiều, lượng margin thường lớn, và rủi ro k bán được hàng tăng lên rất cao so với ngày thường. Có khi giá trị tài sản ròng về mo, hoặc âm thì mới bán xong. Kinh nghiệm cá nhân tui cho thấy mức xử lý 20-25% là quá non -> k nên khoanh vùng xử lý cứng nhắc như vậy.

Dù gì thì cũng phải cám ơn các cô đã góp ý cho phương thức GD margin, vốn cũng chưa phải là hoàn thiện gì. Hy vọng các cô cũng đang có TK margin, nếu lỗ đến mức “banh” tài khoản, phải bổ sung tài sản thì… càng tốt, vì khi đó các cô sẽ góp ý sát thực tế hơn nữa.

Bình luận về bài viết này