Lưu trữ theo thẻ: tăng trưởng

Nghề mình mà 401 – Chứng trường mình k tăng mới lọa!

Dưới đây là những ý kiến bảo vệ sức tăng trưởng của chứng trường VN mà tui thu thập trên mạng (k có ám chỉ điều gì nha). Đọc xong tui vui quá, chứng trường mình k tăng mới lạ. Mong bà con bổ sung và góp ý thêm để chúng ta cùng… có chỗ đứng và cứng chỗ đó:

surpriseLãi suất huy động đang thấp -> người gửi tiền sẽ chuyển qua chơi chứng (vụ này là bà cụ nhà tui tự dưng học tập thằng cha thanh niên nghiêm túc nào đó, quyết k chuyển, bùn cmn luôn!).

Đọc tiếp Nghề mình mà 401 – Chứng trường mình k tăng mới lọa!

Quên vụ kế hoạch đi!

Câu trả lời của tui về chuyện nhiều cty NY sớm đạt chỉ tiêu kế hoạch cả năm chỉ sau 6 tháng đầu năm, ví dụ như bản tin VietstockBizlive (click vô hình để phóng to) hay trên các forum Facebook, là: Quên đi!

Nhiều cty, ví dụ như mấy đại gia dầu khí GAS, PVS, PVD… thì ngay từ đầu năm người ta đã biết chắc chắn sẽ sớm đạt kế hoạch năm, bởi vì đơn giản: số kế hoạch từ thấp đến quá thấp! Thấp để dễ đạt hơn, để giữ uy tín lãnh đạo, để được thưởng (% trên mức vượt), và đôi khi để… làm giá cổ phiếu. Đọc tiếp Quên vụ kế hoạch đi!

(điểm) TTCK Việt Nam tăng mạnh thứ 9 thế giới

Sáng nay tui thấy các bạn Vietstock công bố vài số liệu thống kê, theo đó chứng trường VN thuộc Top10 tăng trưởng mạnh nhất thế giới kể từ đầu năm (các bác quản lý nên sử dụng trong báo cáo tổng kết 14 năm thành lập tới đây, cũng như sau này nên update thường xuyên nếu muốn thu hút thêm dòng vốn của khoai tây). Tình cờ làm sao là tui cũng vừa vẽ xong 1 biểu đồ so sánh diễn biến của VNindex với 1 số index khác trong chứng trường khoai Asean, nên “sâu” luôn lên đây tự sướng với mọi người (click vô để phóng to).

Lưu ý: bởi vì các chỉ số khác nhau có thang điểm khác nhau, nên để vẽ chung trên 1 chart, tui phải nắn lại, tức đưa điểm khởi đầu của các chỉ số đó về bằng mức khởi đầu của Vnindex. Với chart này, có thể thấy tuy chứng trường mình tăng mạnh, nhưng cũng thăng trầm hơn người khác nhiều, tất nhiên là do cái mà ai cũng bít là cái gì đó.

aseanindices_Jun3014

Nghề mình mà 343 – Cổ tức: nên trả cao hơn?

Trong mùa ĐHCĐ năm nay, có lẽ k cần tui thu thập dẫn chứng thì bạn cũng có thế thấy rằng đang có phong trào phố Wall đòi chia cổ tức cao hơn mức HĐQT đề ra ban đầu, thậm chí cao hơn cả mấy năm trước với lý do chính là nhiều cổ đông đang… đói. Chứng trường suy giảm, index tăng đấy nhưng là tăng với mã nào đó thôi, chứ giá cổ nhìn chung vẫn rớt, cổ đông chả được hưởng tý chênh lệch giá nào, nay đành phải nhờ vào cổ tức vậy.

Dường như ở chứng trường xứ ta, cổ tức cao được coi là tốt. Cty NY phải làm ăn ngon lành, lợi nhuận là thật, k ảo thì mới dám trả cổ tức cao. Tuy nhiên, đối với 1 số cổ đông đặc biệt, ví dụ như quỹ đầu tư của khoai tây chẳng hạn (k bao gồm ETF), cổ phiếu có cổ tức cao chưa chắc phải hàng ngon. Chú ý rằng có thể khoai tây định nghĩa cái chữ “cao” khác khoai lang chúng ta 1 tí, tức là họ quan tâm nhiều hơn đến tỷ lệ cổ tức/thị giá, gọi đó là yield, còn khoai lang chúng ta thì cứ tính đơn giản nhưng đang giỡn tỷ lệ cổ tức trên mệnh giá. Nhưng nói chung 2 tỷ lệ này diễn biến cùng chiều với nhau, tại cùng 1 thời điểm, nếu cty NY tuyên bố trả cổ tức cao lên thì tỷ lệ cổ tức trên thị giá hay mệnh giá cũng tăng lên cả. Vậy tại sao quỹ khoai tây lại có vẻ k khoái những mã có cổ tức cao?

Nếu bạn gõ vào Google mấy chữ như “is higher dividend yield better?”, bạn có thể thấy 1 số lập luận rằng cổ tức cao có thể là 1 cái bẫy dụ hoặc cổ đông nhỏ lẻ vì thị giá đang giảm sẽ tạo ra ảo giác yield tăng lên, rằng cổ tức cao cho thấy cty NY đang đi vào giai đoạn vắt sữa… Nói chung, đối với loại cổ đông thật sự dài hạn như quỹ khoai tây, giá cổ phiếu tại thời điểm bán mới là điều quan trọng nhất. Nếu chưa đến lúc bán, họ chỉ mong cty NY làm sao luôn đạt mức tăng trưởng cao và ít rủi ro (xứ mình gọi hoành tráng hơn là… tăng trưởng cao và bền vững). Nếu muốn tăng trưởng cao và ít rủi ro, tất nhiên phải đầu tư, trong đó tái đầu tư từ nguồn lợi nhuận giữ lại đóng vai trò quan trọng. Vậy thì để đạt tăng trưởng cao, họ sẵn sàng chấp nhận hy sinh cổ tức trước mắt. Hồi mới chập chững học nghề chứng, tui nghe nói Microsoft có giai đoạn 10 năm liền k trả cổ tức chỉ nhằm mục đích là đạt mức tăng trưởng cao, k biết có đúng k? Nay cũng nghe nói Masan Consumer 4 năm liền k trả cổ tức cũng chỉ vì cái mục tiêu tên lửa, k biết có phải học bác Microsoft kia không nữa…

Tui nghĩ sẽ có người nói rằng đó là lý thuyết hoặc là cái xì-tai của tụi khoai tây, điều đó có thể đúng. K hẳn cái gì tốt cho khoai tây thì cũng tốt cho khoai lang. Tuy nhiên trong chuyện này, cá nhân tui cũng nghĩ cổ tức cao k hẳn tốt cho cty NY lẫn cổ đông dài hạn của chính cty đó. Thứ nhất, trả cổ tức cao sẽ khiến cty giảm lượng tiền đầu tư, và để đáp ứng mong muốn tăng trưởng của cổ đông, cty sẽ phải đi vay bên ngoài để bù đắp, và sẽ phải trả lãi. Việc đại diện cty PVD (sàn HOSE) từ chối đề nghị tăng cổ tức từ 1 cổ đông tại buổi ĐHCĐ trong tuần qua để tập trung tiền đầu tư giàn khoan mới là 1 ví dụ tốt về tầm nhìn dài hạn của lãnh đạo cty đó. Thậm chí nếu cty k đầu tư mà chỉ là thủ thế trong giai đoạn ktế khó khăn như vầy, thì “cầm” nhiều tiền mặt cũng là lợi thế cho bất kỳ cty nào. Còn nếu cty nợ đầm đìa thì nên tạm quên cổ tức đi.

Thứ hai, cổ tức tăng lên thì áp lực lên lãnh đạo cty NY cũng tăng lên, bởi họ phải lo làm sao các năm sau đó vẫn trả cổ tức cao như vậy (giảm xuống là mất uy tín lãnh đạo lắm :)). Lý do này nghe thì cảm tính, nhưng tui nghĩ áp lực đó có thể khiến lãnh đạo cty đưa ra những quyết định sai lầm. Thậm chí, nếu trả cổ tức = cổ phiếu có khi càng nguy hiểm vì EPS và cổ tức các năm sau có nguy cơ bị giảm nếu lợi nhuận k tăng trưởng bằng đúng mức pha loãng do việc phát hành thêm “mang lại”. Trên hai sàn chứng k có nhiều cty cỡ như VNM, vẫn dám trả cổ tức 2012 đến 3,8k/cổ và dự kiến 2013 là 3,4k/cổ (các năm trước chỉ 3k/cổ) sau khi đã thưởng 2:1 mà gây ra bất kỳ khó dễ nào cho lãnh đạo cty đâu.

Nói chung, tui nghĩ cty làm ăn có lãi mà k trả cổ tức chỉ vì mục tiêu tăng trưởng như vụ Masan Consumer thì cực đoan quá, còn cổ tức tăng cao như vụ DPM (sàn HOSE) thì cũng có thể gây ra bất ổn về sau. Điều quan trọng nhất đối với cổ đông là giá trị cty phải luôn tăng theo thời gian, là EPS phải luôn tăng theo thời gian, do đó cổ tức phải là chính sách phù hợp với các giai đoạn phát triển của cty, và lãnh đạo cty cần chia sẻ với các cổ đông, nhất là cổ đông tổ chức, kể cả quỹ khoai tây (nếu có). Để tìm ra mức cổ tức hợp lý, tui nghĩ có thể so sánh tốc độ tăng trưởng g = lợi nhuận giữ lại /vốn CSH với mức tăng trưởng mục tiêu, cũng như sau khi đã cân nhắc các khả năng huy động nguồn lực để đạt mức tăng trưởng mục tiêu của cty đó.