Nghề mình mà 244 – Từ những vụ như FBT, STB nên chăng bỏ biên độ giá cho các GD lô (rất) lớn?

STB đang là điểm nóng của sàn HOSE khi “ngang nhiên đi ngược” thị trường suốt mấy ngày qua, mà nguyên nhân chủ yếu được cho là 1 số cổ đông lớn đăng ký mua mua bán bán với số lượng cực lớn.

(click vô hình để phóng to biểu đồ biến động giá STB và chỉ số VN-index đến hôm nay, nguồn: Vietstock)

Điều mà tui băn khoăn là liệu những GD lô lớn sắp diễn ra đó sẽ góp phần đẩy giá STB lên đến mức nào? Nếu việc đẩy giá chỉ là yếu tố tâm lý tạo nên sức cầu mới cho cp này thì mọi chuyện cũng chả có gì, nhưng nếu như việc đẩy giá được thực hiện để đảm bảo khả năng GD lô lớn diễn ra thành công thì sao? Nên nhớ rằng theo quy định về GD thỏa thuận (lô lớn) thì giá thỏa thuận không được vượt biên độ giá trong ngày, ngoài ra trừ 1 số trường hợp rất đặc biệt, các GD thỏa thuận cũng phải thực hiện qua Sở GDCK. Do đó giả sử nếu bác Dominic muốn bán vài chục triệu cổ cho đối tác với giá 2 chấm (ai cấm bác ấy hét cái giá đó) thì phải chờ giá STB từ 12k tăng thêm ~70% nữa sao?

Nhớ lại cách đâ không lâu, trường hợp SCIC đấu giá thoái vốn khỏi FBT cũng là 1 ví dụ. Khi SCIC công bố thoái vốn giữa tháng 4, giá FBT mới chỉ ở mức 6k/cổ. SCIC lại muốn thoái ở giá không thấp hơn 10,6k, tức là hơn ~77% “so với thị giá”. Và trùng hợp thay giá FBT cũng đã tăng 1 mạch lên đến 10,2k (~70%) (xem biểu đồ dưới). Cuối cùng SCIC cũng đã thoái vốn xong khỏi FBT, nhưng phải nhờ đến yếu tố “nhà nước” mới được GD ngoài sàn. Vậy các cổ đông lớn khác ở các cty khác thì sao?

Ở đây tui không muốn nói tới khía cạnh thao túng giá, mà muốn nói tới 1 khía cạnh tích cực hơn hẳn. Đó là nên chăng bỏ  biên độ dao động giá cho các deal thỏa thuận có quy mô tương tự như trường hợp của STB và FBT? Trong tình hình chứng trường đang èo uột như hiện nay, tất nhiên sẽ phát sinh khó khăn cho các cổ đông lớn khi có thể tìm được đối tác để và hàng hay xả hàng, nhưng mức giá thỏa thuận lại nằm ngoài tầm khớp lệnh thông thường. Ở đây không hẳn là có sự ưu đãi cho cổ đông lớn hay nhỏ, bởi mục đích của các GD thỏa thuận là nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản và né được rủi ro kéo giá hay đè giá nếu xài chung với khớp lệnh (bạn thử nghĩ xem nếu bác Dominic xả hơn 60 tr STB đó trên sàn khớp lệnh thì liệu giá STB có còn trên mệnh giá được không?). Ngoài ra, do các deal được thực hiện với khối lượng/ giá trị thường lớn, nên giá cp khi đó có thể tùy thuộc vào việc định giá của hai bên, tức là bám vào quan điểm giá trị hơn là cung cầu.

Một suy nghĩ 3 thoughts on “Nghề mình mà 244 – Từ những vụ như FBT, STB nên chăng bỏ biên độ giá cho các GD lô (rất) lớn?”

  1. Xin nói thêm là có nhiều GD thỏa thuận được thực hiện với cơ chế 2 giá: 1 giá được làm deal trên sàn, 1 giá chung chi bên ngoài. Nhưng với GD rất lớn và cho các tổ chức như DC, có lẽ 0 dám chơi trò này được…

  2. Hi bạn có nick Bò con. Cám ơn bạn đã hỏi tui.

    Hiện nay có 2 quy định đối với dân thường về GD chứng khoán liên quan đến blog này: 1 là cấm GD cp NY ngoài sàn, trừ 1 số trường hợp đặc biệt (cho tặng, thừa kế…), 2 là đã gd trong sàn, phải tuân theo biên độ dao động giá mà biên độ này áp dụng cho mọi GD khớp lệnh hay thỏa thuận.

    Như vậy thì các GD lô rất lớn nếu muốn được thực hiện thì sẽ gặp trở ngại ở cái biên độ này, trừ phi tổ chức NY phát hành thêm cp cho đối tác chiến lược, hoặc cái trò mà hình như bác Vincom hay HAG áp dụng: hoán đổi cp. Nếu không thì lại xin hưởng cơ chế đặc biệt như …. SCIC, tui chưa nghĩ ra cái gì hay hơn.

  3. Bác chủ blog cho em hỏi:
    Đối với cổ phiếu niêm yết, khi cổ đông lớn muốn chuyển nhượng cổ phiếu cho đối tác khác theo mức giá mong muốn, thỏa thuận giữa hai bên (khác với giá khớp lệnh) thì luật bắt buộc phải bán trên sàn đúng không bán? Và muốn bán được với mức giá mong muốn như vậy thì phải đợi giá cổ phiếu trên sàn về mức mong muốn thì mới thực hiện được à? Bác có thể cho em biết văn bản nào quy định điều này không bác? Cảm ơn bác rất nhiều.
    PS: Nếu có văn bản quy định như trên thì nghĩa là khi muốn bán cổ phiếu niêm yết, đối với cổ đông lớn theo giá thỏa thuận thì không còn cách nào khác sao bác?

Bình luận về bài viết này