(chém) Nếu tết Trung thu không dành cho trẻ em thì gọi là gì?

Bánh Trung thu năm nay xem chừng không giảm giá, cho dù ktế khó khăn hơn trước. Tui còn nhớ đã đọc ở đâu rằng ngoài HN có cty tuyên bố loại bánh tầm 2 tr.đ.hộp của họ vẫn bán hết veo. Tuy nhiên, cảm nhận của tui cũng vẫn là Trung thu này không dành cho trẻ em. Hôm qua lại đọc được thêm 1 chuyện buồn: Tuyệt chủng nghề làm đèn ông sao ở làng truyền thống! mà hình như đúng thiệt, ở SG tui hầu như 0 thấy đèn ông sao bằng tre dán giấy kính, chỉ thấy mấy cái đèn nhựa Tàu đỏ phát ớn.

Tết Trung thu mà người lớn chỉ lo đi tặng quà cho nhau, thì nêu 3 chữ “Tết Trung thu” làm gì? Gọi là “Tết Chung thu” hay “Tết Tận thu” có phải là phù hợp với thực tiễn đời sống hơn không?

Viết vầy dễ gây hiểu lầm lắm

Sáng nay tui chợt thấy bài viết của Vietstock tựa là Áp dụng margin, dòng tiền vào chứng khoán có thể thêm 67,500 tỷ đồng. Cách lập luận theo tui quá đơn giản, rất dễ gây hiểu lầm cho NĐT, bởi vì 67.500 tỷ đồng là con số rất lớn so với quy mô GD tại thời điểm này. Tui không nói là sai, vì tui nghĩ các bạn đang đưa ra 1 giả định cho 1 con số maximum, tuy nhiên trên chứng trường không nên đưa ra những giả định quá đơn giản như vậy. Ví dụ:

Các bạn lấy Vốn CSH rồi nhân lên mức 200% theo quy định margin của Ủy ban rồi cho đó là số tiền có thể vào chứng trường, tuy nhiên tui chưa thấy các bạn xác định xem hiện nay tỷ lệ nợ/vốn của các cty CK đó đang ở mức nào. Nếu đang ở mức gần 6 lần, thì hiển nhiên không còn dư địa cho vay margin nữa. Nếu cty CK không đạt chỉ tiêu về vốn khả dụng, cty không được phép cho vay margin.

Ngoài ra, tui nghĩ với tỷ lệ cho margin KH:ctyCK = 6:4 thì sẽ có 1 lượng hàng “margin cũ” sẽ được chuyển qua mới. Như vậy không hẳn là có thêm tiền vào chứng trường. 67.500 tỷ đồng có lẽ là ước mơ khi tất cả cty CK đều sạch sẽ, bản thân ít đi vay, KH không có nợ xấu, hàng kẹt…

Cuối cùng, nếu ai cũng suy luận được kiểu này, thì sẽ tái diễn chuyện tính số tiền mà tất cả các ngân hàng, cty tài chính… có thể cho NĐT vay trên cơ sở cầm cố để tìm 1 con số vào chứng trường. Tất nhiên con số đó sẽ còn cao hơn nhiều so với số 67.500 tỷ nói trên, nhưng cũng là mơ cả thôi. Cho nên tui nghĩ là không nên giả định như vậy.

Nghề mình mà 255 – Những điểm quan trọng của Quy chế GD ký quỹ chính thức

Như vậy thì Quy chế GD ký quỹ (tui cứ gọi tắt là margin đi) đã chính thức được banh hàng (ban hành). Mọi người có thể down từ website của UBCKNN. Có “rất nhiều cải tiến” so với bản dự thảo. Ở đây tui sẽ chỉ đề cập đến những điểm NĐT nên nắm kỹ (lách được càng giỏi):

1) Về danh mục chứng khoán được phép margin nói chung:

Các Sở GDCK sẽ chỉ đưa ra danh mục các mã KHÔNG được margin, mà tiêu chuẩn cho chữ KHÔNG này rất đơn giản, ngoại trừ:  “Kết quả kinh doanh của tổ chức niêm yết chứng khoán là có lỗ căn cứ trên báo cáo tài chính gần nhất đã kiểm toán hoặc có ý kiến soát xét của tổ chức kiểm toán (tùy trường hợp nào gần nhất thời điểm xem xét)” (điều 10). Có thể hiểu rằng các cty NY sau 6 tháng năm nay có BCTC soát xét bị lỗ (nhưng chưa chắc cả năm lỗ nếu tính cộng dồn 4 quý, cũng tức là chưa chắc EPS âm) thì bị cấm margin. Ngược lại, nếu cty đang có EPS âm, nhưng BCTC 6 tháng bắt đầu có lời trở lại như KLS chẳng hạn thì lại được phép margin. Ở đây tui không có ý nói là cty NY sẽ cố gằng làm sao đó để BCTC đừng lỗ ở những thời điểm có sự xuất hiện của anh kiểm toán, tui chỉ muốn nói rằng Cty NY sẽ thấy các BCTC đó quan trọng hơn lúc bình thường.

Ngoài ra, việc thông thoáng cái danh mục này cũng cho phép cty CK quảng cáo: cho khách hàng chơi tất cả những mã mà nhà nước không cấm. Tất nhiên tùy vào mức độ thanh khoản của từng mã (thanh khoản thế nào mỗi cty CK định nghĩa 1 kiểu) mà cho vay với các tỷ lệ khác nhau, ví dụ: thanh khoản tốt -> cho vay 40%, thanh khoản kém -> cho vay 10%. Nhưng thực tế do nhiều yếu tố khác mà có thể cty CK sẽ có thể quy định: thanh khoản cao thì ký quỹ 60%, thanh khoản vừa ký quỹ … 60%, thanh khoản thấp ký quỹ … 60%, không thanh khoản có khi vẫn được ký quỹ… 60%. Điều này không phải là nói chơi, mà có thể xài khi thị trường tăng, tức là cp chả rớt giá mà cứ tăng đều đều, hoặc trong điều khoản bổ sung tài sản có ghi gì đó liên quan đến tài sản khác ngoài chứng của NĐT, hoặc NĐT nếu có quan hệ gì gì đó với cty CK hay vòi vĩnh được… thì sẽ lại giống như Vip trước đây.

2) Về những mã đặc biệt mà 1 cty CK 0 được cho làm margin:

Trong điều 12 có 1 câu mà hình như ở dự thảo trước đó không có, và có thể 1 số cty CK lớn không ngờ tới, đó là “1. Công ty chứng khoán không được cho khách hàng vay tiền để thực hiện giao dịch ký quỹ:… c) Đối với cổ phiếu của chính công ty chứng khoán phát hành“. Điều này cũng có nghĩa là ai đang GD tại Vndirect thì sẽ không được làm margin VND, ai đang mở TK tại Kim Long thì không được margin KLS, ai đang chơi tại SSI thì không được margin SSI, rồi còn HSC (mã HCM), Bảo Việt (BVS)… Thay mặt cty tui (chưa NY) rất cám ơn các bác Ủy ban nhờ cái quy định này, và kính mong các bác đừng… sớm sửa 🙂

3) Về tài khoản dùng cho các gd margin:

Theo điều 8, NĐT sẽ có 2 TK, 1 cái chơi thường, 1 cái dùng cho margin. Các bác đầu tư nên nhanh chóng xí lại các TK có đuôi 68, 99, 999… đi, kẻo hết. Nếu là NĐT chuyên lướt sóng và ưa dùng đòn bẩy, thì sẽ có thể chuyển sang đánh chứng chủ yếu trên cái TK margin.

Tuy nhiên cũng theo điều 20: “Công ty chứng khoán không được sử dụng chứng khoán trên tài khoản ký quỹ của khách hàng để làm tài sản thế chấp cho bất kỳ quan hệ nào ngoài quan hệ là tài sản thế chấp cho giao dịch ký quỹ giữa công ty chứng khoán và khách hàng”  Có nghĩa là chứng trên TK margin thì không được đem đi cầm cố, cho dù có thể vào 1 thời điểm nhất định, KH đã bổ sung đủ 100% tiền mua để không còn là hàng margin thì cũng không được đem đi cầm cố, thế chấp hay làm bất kỳ hợp đồng vay có TS đảm bảo nào khác. Chứng trên TK margin chỉ được dùng cho margin, chứng trên TK thường chỉ được cầm cố, thế chấp… không margin, cho dù có là TK nào thì cũng là tài sản của cùng 1 NĐT. Cty CK muốn bán nợ cho ngân hàng để chuyển từ margin sang cầm cố cũng 0 được. Cũng gay đấy!

(copied) Mẹo uống rượu hổng say

(nói trước là những nội dung dưới đây tui cũng không biết là do ai “nghĩ” ra, người đó có là bác sĩ gì không…, nên ai tin thì tùy) linkhere


Cha ông ta có câu “Nam vô tửu như cờ vô phong” , nhưng có khi “Phong” mà lớn quá thì “cờ” củng đi tiêu luôn,vì vậy chúng ta củng có một số cách chống lại chứ? tôi chỉ biết một số meo nhỏ thôi, xin trình bày với các Bác như sau:

1. Trước khi uống rượu, làm một ly nhỏ dầu ăn ( dầu Meizan chẳng hạn…), lớp dầu này sẽ phủ toàn bộ lớp lông trong dạ dày, rượu không thấm qua được hoặc rất ít nên uống vô tư luôn.

2. Trước khi uống làm vvaifquả chanh, vắt lấy nước, nếu thấy chua qua thì thêm một ít nước sôi nóng rồi uống. Rượu là Bazo, Chanh là axit (AX+BZ=Muối+Nước..), nó hòa tan nhau. Lại uống thoải mái.

3. Khi uống rượu cố gắng không được uống nước(bất cứ nước gì,kể cả nước đá,cái này mấy Bác hay vấp lắm đấy nha?) để chữa cháy, uống nước sẽ làm căng bụng nhưng lượng rượu đưa vào ko hề giảm –> Nhanh ói. hiccc

4. Trong lúc uống rượu, uống một ly một lần , chỉ một lần nếu quá 1 sẽ gây cảm giác như uống 2 ly, nhanh xỉn.

5. Trong lúc uống cố gắng nói nhiều và cười vừa tạo không khí vui vẻ, vừa bay bớt hơi rượu.(chà, uống rượu mà hát Karaoke thì chỉ tốn rượu thôi hẹ???)

6. Sau khi uống xong (là nổi máu dê rồi nhé), nếu đi chơi tiếp thì thôi (đô cao), còn về nhà không được nằm liền vì nằm mọi thứ sẽ dốc ngược lên –> Ói..Nên cho dù có hơi mệt thì các Bác chụi khó đi lại đâu đó cho thoải mái,vài giờ là ok liền, tỉnh lại như sáo.

7. Tết sẽ uống rất nhiều nhà, nên nếu thấy hơi hơi choáng thì đừng gắng, kiếm chổ nào nằm nghỉ một tí (1 tiếng) sau đó chiến tiếp, lúc này sẽ uống rất kinh khủng.

8. Nếu say ko thể uống được, thì nghỉ một tí, ngồi tựa lưng vào thành giường rồi sau đó ngủ (ko được uống nước).

9. Không nên móc cho ói ra, vì sẽ tạo thành thói quen, đến “cửa” đó là phải ói.

10.Và nếu anh em chú Bác lở mà xỉn mất rồi,trời ơi ói! bây giờ không nên nằm , chụi khó ngồi tựa lưng vào đâu đó,để không cho mấy miếng mồi đi theo bọn trước nó ra hết chứ.

11.Khi say nên làm cốc nước mía, mau tỉnh lắm ,không thì làm chai “nước khoáng mặn” cho vài quả chanh vào , thêm chút muối vào cho dễ uống, có đá càng tốt ,mau tỉnh lại lắm.

12. à quên nếu trường hợp ói mãi rồi mà vẫn muốn ói tiếp, lúc này nên uống sữa đá , nó có tác dụng giảm buồn nôn đó mấy Bác ạ …

Thôi em không dám qua mặt mấy “thần cồn” nữa đâu ,em nghỉ đây.có gì mấy bác trả lời em cho em biết với nha!

Nghề mình mà 254 – Khối NH lãi vầy nhiều hay ít?

Các trang mạng mới đây đăng tin được cho là từ SBV (đúng vậy, bản full ở đây) rằng nên nhìn nhận khách quan về quy mô lợi nhuận của các ngân hàng sau BCTC 6 tháng đầu năm nay, mà cụ thể là lãi vậy không nhiều như những ai trong ngành khác cảm thấy ghen tức, lãi vậy là “phù hợp với xu hướng tăng trưởng lớn về qui mô tổng tài sản và Vốn chủ sở hữu“. Nếu so sánh ROE và ROA của ngành Ngân hàng “với 21 ngành khác của nền kinh tế cho thấy ROE ở mức trung bình (thứ 11/21) và ROA ở mức thấp nhất, cũng có thể vì lý do này mà mặc dù tổng thu nhập của các TCTD tăng nhưng cổ phiếu của các NHTM vẫn chưa có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong thời gian qua“. Tuy nhiên tui lại thấy có mấy thắc mắc.

Thứ nhất là liên quan đến 2 chỉ số ROE và ROA. Có 2 thắc mắc ở đây là: tại sao lại so sánh ROA của ngân hàng với 21 ngành nghề khác, và ROE theo công bố của SBV là tính trên nền vốn CSH và tổng tài sản bình quân, hay là tính trên số cuối kỳ? Đối với cái thắc mắc về sự so sánh, tui muốn nói rằng không thể so sánh ROA vì nó liên quan đến hệ số nợ/vốn, mà hệ số này được chấp nhận với các mức khác nhau ở các nhóm ngành khác nhau. Cho nên nếu so ngành ngân hàng vốn có thể chấp nhận đòn bẩy ở mức 9/10 lần, với những nhóm ngành SXKD mà nếu hệ số này ở mức 5 lần thôi là gần như thấy làm bao nhiêu trả lãi ngân hàng bấy nhiêu, thậm chí sắp tiêu tùng rồi, là khập khiễng.

Đối với cái thắc mắc về cách tính, thì ai cũng biết là năm vừa qua rất nhiều ngân hàng tăng Vốn CSH, có cty còn tăng vốn 1:1, do đó nếu tính ROE thì phải tính trên nền tảng vốn CSH bình quân thì mới hợp lý. Cho dù ai đó có thể lý luận rằng ngân hàng là nhóm ngành có khả năng tạo ra lợi nhuận nhanh nhất trên nguồn vốn phát hành thêm (nên có thể tính theo mẫu số là số cuối kỳ), trong khi nhiều nhóm ngành khác khi đưa vốn vào sử dụng thì phải có độ trễ khá dài mới tạo ra lợi nhuận (do đó mới xài ROAE), tuy nhiên tui không tin là ngân hàng làm ăn hiệu quả nhanh đến vậy. Đầu tư là 1 quá trình, phải có độ trễ nhất định thì mới tạo ra lợi nhuận, do đó tính ROAE mới hợp lý. Vậy SBV tính theo cách nào để có mức ROE bình quân ngành ngân hàng đạt 8,1% sau 6 tháng đầu năm, tức là tương đương 16,2% cho cả năm, một mức không cao nếu đem so sánh ngành? Phải chăng là tính trên số vốn cuối kỳ?

Thứ hai là liên quan đến mức tăng trưởng. Thắc mắc của tui là mức tăng vậy thì có nên coi là bình thường hay không? Năm 2010 kéo dài qua đến hết 6 tháng đầu năm nay là khoảng thời gian khó khăn cho hầu hết các ngành nghề, nên ít ai dám mong ngành ngân hàng có mức tăng 50-100%… cho phù hợp với mức tăng vốn CSH (nhờ phát hành thêm) và tổng tài sản, hay dù khiêm tốn hơn là so với mức tăng cùng kỳ của năm ngoái (nhưng năm ngoái cũng tăng mạnh). Trong điều kiện khó khăn chung dẫn đến nhiều cty phải giảm chỉ tiêu lợi nhuận, thậm chí 30% doanh nghiệp có nguy cơ phá sản do lãi suất cao mà lợi nhuận ngân hàng tăng không kém cạnh gì năm ngoái, tính cả trên số tuyệt đối và tương đối thì quả là điều rất nổi bật, rất đáng mừng cho chính lãnh đạo ngành và những NĐT nắm giữ cp ACB, STB, EIB, CTG, VCB… trên sàn chứng. Nhưng điều đó sẽ không thể trách cứ các nhóm ngành khác nhìn ngó và ghen tỵ, cơ cấu lợi nhuận ngân hàng ít ra 1 nửa cũng đến từ doanh nghiệp đi vay (lãi suất, phí dịch vụ…), bảo sao doanh nghiệp không buồn khi ngành mình phải lấy công làm lời, gồng mình… trả lãi.

Thứ ba là liên quan đến lý do ngân hàng chưa tính đủ các chi phí, dự phòng mà “theo quy định hiện hành về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của NHNN thì đến ngày 15 tháng đầu quý sau các TCTD mới tiến hành phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro cho cuối quý trước“. Cách giải thích này có thể được hiểu là lợi nhuận ngân hàng sẽ thấp đi nếu tính đúng tính đủ (???), nhưng tui lại thắc mắc là nếu chưa đúng chưa đủ thì lập BCTC làm gì? Ở sàn chứng, BCTC là loại văn bản cực kỳ quan trọng cho các quyết định định giá đầu tư cũng như các chính sách của cty NY, ví dụ như trả cổ tức hay phát hành tăng vốn. Và cũng chính ở nhóm ngân hàng, tui có hỏi nhiều anh chị bên đó thì khó mà tính được các chỉ số thuộc nhóm rủi ro nếu chỉ nhìn vào mấy bảng báo cáo truyền thống như bảng cân đối hay lãi lỗ, thậm chí nhìn bản thuyết minh cũng chưa chắc nhận được lời giải đáp đầy đủ. Doanh nghiệp sản xuất phải trích lập dự phòng bán niên đầy đủ cho các khoản mất giá hàng bán hay hàng tồn, cty môi giới phải trích đầy đủ cho các khoản giảm giá cp do mình lỡ tự doanh… vậy thì ngân hàng đã trích dự phòng cho nợ xấu từ những cty đi vay hay chưa, cho tình huống xấu hay chưa? Cho nên tui nghĩ từ góc độ NĐT, khó mà thông cảm được chuyện trong khi cty SXKD phải làm soát xét bán niên thì theo “Quyết định số 121/2005/QĐ-NHNN ngày 02/02/2005 của Thống đốc NHNN quy định về kiểm toán độc lập đối với các TCTD chỉ quy định bắt buộc kiểm toán độc lập báo cáo tài chính năm của TCTD, còn báo cáo tài chính giữa niên độ chưa có chế tài bắt buộc“.

Tóm lại, đối với NĐT chuyện ngân hàng lãi nhiều hay ít không quan trọng bằng việc họ lãi vậy có đúng có đủ hay không?

Nghề mình mà 253 – DVD, khi cùi không sợ lở!

“Cùi không sợ lở” không biết 4 chữ này xuất phát từ đâu: từ bệnh viện hay từ… giang hồ, nhưng có vẻ đúng khi nói về việc DVD (sàn HOSE) “không thèm” công bố thông tin về BCTC hợp nhất Q4-2010 đến nay, và ngay cả cái việc “tòa án ND Tp.HCM cho phép mở thủ tục phá sản” được HOSE công bố ngày 25/8 mới đây. Có NĐT bình loạn trên 1 forum nổi tiếng, đại ý rằng thằng đó (ám chỉ DVD) nó bỏ của chạy rồi thì hơi đâu mà thông báo đến NĐT. Điều này có lẽ không sai, tuy nhiên với cơ chế CBTT hiện nay thì có lẽ sẽ còn nhiều rủi ro khác giống như DVD này.

Nếu bạn muốn tra cứu lại toàn cảnh vụ việc liên quan đến DVD thì có thể vào Vietstock, gõ DVD ở mục tra cứu và bấm vào ô “tin bài”. Sẽ có 1 dãy kết quả tin bài dài như vầy (trong đó có những bài do chính anh em Vietstock viết rất nhanh nhạy chứ không chỉ chuyên đi cóp như 1 số nơi khác). Chú ý rằng chứng trường nói chung chỉ biết khi Tòa án mở thủ tục phá sản của cty này theo như thông báo từ ANZ, 1 ngân hàng chủ nợ chứ không phải do chính DVD công bố, và thời điểm ANZ “báo cáo” lên HOSE cũng chậm tới hơn 3 tháng sau khi chính ANZ nộp đơn lên Tòa. Như vậy về lý thuyết (xứ mình nhiều cái về lý thuyết lắm) thì vụ việc kiện tụng này NĐT phải được biết ngay từ tháng 5. Chậm trễ vậy thì “lỗi” của ai? Tui không nghĩ là lỗi của ANZ bởi vì ngân hàng này không có nghĩa vụ nào phải CBTT lên Sở GDCK. “Lỗi” này cũng chưa chắc là của HOSE, bởi phòng QLNY của HOSE chỉ là nơi nhận CBTT từ cty NY, tức là nếu Cty NY không công bố cũng đành chịu. Cho đến lúc này tui chỉ thấy  “lỗi” từ DVD bởi vì theo quy định tại Thông tư 38/2007/TT-BTC hướng dẫn CBTT trên TTCK thì DVD phải có nghĩa vụ trong vòng 72g (tức là 3 ngày chứ không phải 3 tháng), công bố rằng “Công ty nhận được thông báo của Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp” (hay là Tòa không gửi thông báo đã thụ lý đơn của ANZ cho DVD?). Với cãi “lỗi” không công bố này,  nhiều NĐT có vẻ sẽ mất tiền oan khi cứ đâm đầu vào mua mã DVD suốt từ T5 đến nay, chứ đòi kiện ngược DVD thì tui không rõ kiện “thằng cùi” thì có lây “lở” không 🙂 Nó cũng cho thấy rủi ro là nếu có “thằng cùi” nào khác trên sàn, thì NĐT cũng sẽ chẳng biết cho đến lúc chính thức được biết. Liệu có cách nào hóa giải rủi ro này không? Tui nghĩ là rất khó, nhưng cứ thử đưa ra 2 biện pháp:

Biện pháp thứ nhất là cách phản ứng với tin đồn. Xứ mình nói chung (chứ không nhất thiết phải là chứng trường) hay có chuyện xì tin kiểu như là sáng mai xăng tăng giá thì tối nay đã thấy bà con rồng rắn xếp hàng đong đưa ở cây xăng (cứ như là ai cũng dự báo chính sách được hết vậy). Phản ứng của nhà nước thường là “sẽ quyết liệt truy tìm kẻ phát tán tin đồn”. Chứng trường cũng vậy, lên diễn đàn này nọ thì sẽ thấy rất nhiều tin kiểu chú này lãi khủng, chú kia mới ký Hợp đồng… mà nhiều khi toàn là đồn đúng mới hay chứ. Các cơ quan thanh tra, giám sát nói chung cũng phản ứng theo kiểu sẽ tìm, sẽ phạt… chứ cái cách gõ cửa thẳng cty NY có liên quan để đòi xác nhận hay phản bác thì lại có vẻ ít xài.

Khoảng những năm 2005-2006, tui nhớ là tâm phục khẩu phục chi nhánh bên Hongkong của hãng tin Bloomberg ghê lắm. Hãng tin này có thỏa thuận nhận tin từ HOSE, nhưng rất nhiều lần từ tít cái văn phòng, này họ nhờ phòng Thông tin của HOSE “xác nhận” cho mấy cái tin mà họ lượm được từ cty CK (nhiều nhất là từ VCBS) mà HOSE chưa công bố (tất nhiên là bản tin tiếng Anh nên có trường hợp HOSE công bố chậm hơn cty CK chút xíu). Họ nói tin kiểu đó có thể coi là 1 dạng tin đồn.  Hãng tin họ theo dõi tin đồn vì nhu cầu phục vụ khách hàng mà còn làm được vậy, thì giám sát tin đồn và bắt cty NY đính chính hay xác nhận tin đồn (CBTT bất thường) là 1 loại công việc của các bác quản lý, nhưng tại sao đến nay việc này ít thấy xảy ra?

Do đó, theo ý kiến ý cò tui thì việc giám sát và CBTT bất thường này phải “được nâng lên 1 tầm cao mới”. Mọi quy định về các trường hợp khi nào cty NY phải CBTT sẽ không bao giờ có thể theo kịp nhu cầu đời sống, do đó việc giám sát này phải được đẩy mạnh hơn. Nên nâng cấp các phòng Giám sát của các Sở và thường xuyên gửi trát đòi cty NY CBTT bất thường. Ngoài ra, NĐT là cổ đông có thể yêu cầu chính nhân viên CBTT của cty NY xác nhận tin đồn, và khi đâm đơn thì có thể cc 1 bản cho cơ quan quản lý để họ cùng theo dõi, đây là 1 cách làm rất tiện cho chính cơ quan quản lý, đồng thời buộc Cty NY tốt khoe xấu… cũng phải khoe (chứ không thể chỉ công bố toàn tin tốt), tức là góp phần nâng cao tính minh bạch cho chứng trường. Tui không tin là không ai biết ANZ nộp đơn lên Tòa từ tháng 5, nên hồi đó nếu có ai cc 1 bản cho HOSE khi đòi lãnh đạo DVD xác nhận tin này, thì có lẽ chứng trường có thể đã được biết sớm hơn.

Biện pháp thứ hai là thay đổi cách đưa chứng khoán vào diện cảnh báo của các Sở. Cho đến nay tui dám cá là NĐT chả quan tâm đến cái chữ DS mà các Sở gán bên cạnh các cp thuộc diện cảnh báo (thậm chí sẽ có người chả biết đó là cái quái gì). Cp được gắn 2 ký tự này mà vẫn cho GD bình thường thì chả khác gì … cp bình thường. Theo tui, nên xem xét lại cái vụ này. Đã là cảnh báo thì nên có biện pháp cho cảnh báo. Ví dụ: có thể nhóm các cp cùng bị cảnh báo sang 1 bảng GD riêng, và bên cạnh, bên dưới hay làm comment… (cách nào cũng được) lý do cảnh báo, thời hạn cảnh báo. Thậm chí có thể quy định kỹ hơn về các trường hợp rút ngắn thời gian GD đối với những mã cảnh báo. Ví dụ: nếu cảnh báo do làm ăn thua lỗ thì có thể vẫn cho GD bình thường, nhưng cảnh báo khi cty rơi vào tình trạng chờ CBTT bất thường thì có thể rút ngắn thời gian GD về 1 đợt (như DVD), hoặc nếu nghiêm trọng thì ngay lập tức tạm ngừng GD.

(cọp pi) Nhìn lại 10 vụ bê bối trên sàn chứng khoán

Nguồn: Vietstock

(Vietstock) – Trải qua 11 năm đầy sóng gió, khi thị trường chứng khoán càng trưởng thành thì sự vô tư càng mất và nét lo âu hằn trên gương mặt của nhiều nhà đầu tư. Nhân câu chuyện về Dược Viễn Đông có khả năng phá sản, người viết xin được cùng độc giả điểm qua một số vụ việc nổi bật liên quan đến một vài tổ chức niêm yết hoặc đại chúng đang tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

1. Lật lại vụ IPO của Nhiệt Điện Phả Lại

Tháng 11/2005, CTCP Nhiệt Điện Phả Lại (HOSE: PPC) chào bán cổ phần ra bên ngoài để chính thức trở thành công ty đại chúng.

– Khối lượng cổ phần chào bán: 72,896,500 cổ phần

– Giá khởi điểm: 10,200 đồng/ cổ phần

– Giá trúng thầu cao nhất: 15,000 đồng/ cổ phần

– Giá trúng thầu thấp nhất: 10,200 đồng/ cổ phần

– Giá trúng thầu bình quân: 10,200 đồng/ cổ phần

– Số lượng cổ phần bán được: 62,313,300 cổ phần

Do thị trường tại thời điểm IPO chưa thuận lợi nên việc đấu giá cổ phần của Nhiệt Điện Phả Lại đã không mấy thành công như mong đợi, giá đấu bình quân sát mức giá khởi điểm và số lượng cổ phần cũng không bán hết.

Tuy nhiên, nhiều tổ chức lớn đã đánh hơi được lợi nhuận kếch sù từ việc mua rẻ một khối tài sản lớn này. Họ tham gia mua PPC với khối lượng lớn, trong đó có CTCK Ngân hàng Công thương (HNX: CTS). Thị trường chứng khoán (TTCK) đã tăng mạnh sau đó và các khoản đầu tư giá rẻ này cũng tăng theo vùn vụt. Tháng 4/2007 Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam bán tiếp hơn 41 triệu cổ phần của PPC với giá bình quân đạt đến 69.710 đồng/cổ phần.

Vì vậy đã có một số ý kiến nghi ngờ về khả năng làm giá cổ phiếu để mua rẻ PPC nhằm hưởng lợi nhuận lớn từ kết quả IPO đầu tiên của PPC. Liên quan đến vấn đề này, cơ quan điều tra đã khởi tố bà Phạm Thị Tuyết Mai, cựu Giám Đốc CTCK CTS về việc mua bán lòng vòng 3 triệu cổ phiếu PPC gây thất thoát gần 89 tỷ đồng của Nhà nước. Vụ việc này còn liên quan đến ông Nguyễn Đức Hiếu, Phó Tổng giám đốc NHTM Cổ phần Quốc tế (VIBank) và Công ty TNHH Chứng khoán NHNN&PTNT Việt Nam (HOSE: AGR).

2. VFMVF1: Cổ đông “rối loạn” với giá phát hành thêm

Đầu năm 2007, khi TTCK Việt Nam đang ở chu kỳ tăng mạnh, Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam (HOSE: VFMVF1) công bố phát hành thêm 500 tỷ vốn điều lệ với giá phát hành cao ngất 33.164 đồng/đơn vị quỹ vào tháng 3/2007. Đây cũng là quỹ đầu tư nội địa đầu tiên được niêm yết trên sàn chứng khoán. Đơn vị bảo lãnh phát hành là CTCP CK Bảo Việt.

Tuy nhiên, TTCK sau đó bắt đầu điều chỉnh giảm, NAV và thị giá của VFMVF1 giảm theo khiến cho khả năng phát hành vốn không thành công. Mặc dù đã qua ngày chốt quyền, VFMVF1 vẫn xin phép UBCK cho điều chỉnh giá chốt quyền từ mức 33.164 đồng/đơn vị quỹ xuống mức 23.700 đồng/đơn vị quỹ.

Việc điều chỉnh giá này khiến cho các NĐT đã giao dịch chứng chỉ quỹ trước đó phản đối gay gắt vì giá của VFMVF1 đã được điều chỉnh theo giá phát hành cũ, đồng thời tính toán của NĐT cũng bị thay đổi theo thông tin này.

Ban lãnh đạo VFMVF1 lên tiếng giải trình rằng hành động trên nhằm bảo đảm cho lợi ích lâu dài của Quỹ cũng như đại đa số cổ đông. Đồng thời, việc bảo lãnh phát hành là có điều kiện nên tổ chức bảo lãnh không nhất thiết cam kết mua toàn bộ số cổ phiếu không phát hành thành công như nhiều NĐT hi vọng. Tuy nhiên nhiều NĐT đã không đồng tình với việc giải thích này và VF1 bị bán tháo mạnh mẽ.

Sau đó, VFMVF1 sửa sai bằng cách hủy bỏ giá điều chỉnh và quay lại phương án giá phát hành ban đầu, đồng thời kéo dài thời gian góp vốn.

Nhờ vào sự hỗ trợ của các tổ chức đầu tư, đại cổ đông nên đợt phát hành của VFMVF1 đã thành công. Tuy nhiên, niềm tin vào VFMVF1 của nhà đầu tư đã bị xói mòn khá nhiều. Cùng với sự suy giảm của thị trường, VFMVF1 cũng đi vào kênh giảm giá dài hạn và chưa bao giờ trở lại vùng giá đỉnh cao đầu năm 2007.

3. Bông Bạch Tuyết: Cổ phiếu đầu tiên bị hủy niêm yết

Tự hào là một thương hiệu hàng đầu trong ngành bông băng vệ sinh, y tế, CTCP Bông Bạch Tuyết (BBT) chiếm thị phần đa số trong việc cung cấp bông băng cho các bệnh viện ở Việt Nam. Tuy nhiên, Ban lãnh đạo của Bông Bạch Tuyết đã “vung tay quá trán” cho việc đầu tư tràn lan, không kiểm soát mà đỉnh điểm là việc nhập dây chuyền sản xuất băng vệ sinh cho phụ nữ trị giá hàng trăm tỷ đồng (cao hơn vốn điều lệ công ty lúc đó). Việc đầu tư không hiệu quả khiến công ty phải dừng sản xuất. Máy móc đắp chiếu, công nhân nghỉ việc trong khi khấu hao nhà xưởng đều đều, tiền mặt cạn kiệt khiến cho BBT dần đánh mất cả lợi thế kinh doanh chính trong ngành bông vệ sinh y tế.

Vẫn báo cáo lãi đến năm 2007 nhưng thực tế công ty đã lỗ nặng do làm ăn kém hiệu quả. Ban lãnh đạo Bông Bạch Tuyết lúc đó đã giấu lỗ bằng các điều chỉnh kế toán. Trong khi đó, cổ đông nhà nước là Công Ty Dệt May Gia Định lại không đưa ra được giải pháp nào khả dĩ để vực lại con tàu chìm, không kiểm soát được Ban lãnh đạo trong hoạt động kinh doanh và đầu tư.

Vụ việc trở nên nghiêm trọng khi BBT bắt đầu quá nợ ngân hàng và nợ lương công nhân dẫn tới đình công. Lãnh đạo công ty và Dệt May Gia Định tranh luận gay gắt khi Dệt May Gia Định không thông qua việc tăng vốn bằng cách bán thẳng cho đối tác chiến lược vì sợ Ban lãnh đạo không minh bạch trong quản lý vốn và sợ làm loãng tỷ lệ sở hữu của Nhà nước.

UBCK vào cuộc, cảnh cáo và tạm ngừng giao dịch cổ phiếu BBT từ ngày 11/7/2008 và sau đó cho phép giao dịch lại ngày 21/7/2008 trong tình trạng có kiểm soát. Giá cổ phiếu của BBT liên tục tuột dốc. Ban lãnh đạo và đại cổ đông BBT hầu như không đưa ra được biện pháp nào để giải quyết khủng hoảng. BBT buộc phải bán đi nhiều tài sản. Cơ quan điều tra đã phát hiện ra nhiều sai phạm ở BBT từ việc kinh doanh cho đến việc báo cáo.

Dệt May Gia Định cuối cùng phải sử dụng quyền lực đại cổ đông để triệu tập đại hội cổ đông bất thường, miễn nhiệm Ban lãnh đạo cũ và bầu Ban lãnh đạo mới cho BBT. Tuy nhiên, Ban lãnh đạo cũ của BBT vẫn kéo dài thời gian nộp trả con dấu của công ty khiến BBT không còn hoạt động trong một thời gian dài và con tàu BBT dường như chìm hẳn.

Rút cuộc, đến ngày 5/8/2009 Sở GDCK TPHCM đã ban hành Quyết định hủy niêm yết 6.84 triệu cổ phiếu của CTCP Bông Bạch Tuyết từ ngày 7/8/2009.

Vụ việc gióng lên hồi chuông báo động về tinh minh bạch trong quản lý, báo cáo và kiểm toán các DNNY. Toàn bộ cổ đông của BBT đã chịu thiệt hại nặng nề trong đầu tư và thanh khoản.

4. CTCP Mía Đường La Ngà và lãnh đạo “nghiện” chứng khoán

Tháng 4/2008, nhiều cổ đông của CTCP Mía Đường La Ngà (DuongLaNga) đã ký tên tập thể gởi lên nhiều cơ quan Chính phủ phản ánh việc chủ tịch HĐQT, ông Phạm Như Hóa, làm sai nguyên tắc, tự động đem gần hai chục tỷ đồng của công ty đi đầu tư chứng khoán (một phần trong đó dưới danh nghĩa cá nhân) và thua lỗ nặng nề, khiến cho công ty không thể quyết toán được hoạt động năm 2007 và từ đó không thể tổ chức được Đại hội cổ đông.

Sau đó, ông Hóa phải rời chức Chủ Tịch HĐQT của công ty. Và trong kỳ Đại Hội Cổ Đông tiếp theo, cổ đông của Mía Đường La Ngà tiếp tục chỉ ra các sai lầm của công ty về kinh doanh và đầu tư. Nhiều khoản đầu tư trị giá hàng chục tỷ đồng phải đắp chiếu, gây lãng phí lớn và thua lỗ cho công ty.

Khép lại vụ việc, dẫu không phải là quá lớn, nhưng nó nói lên thực trạng đầy lo ngại khi các lãnh đạo doanh nghiệp tự tung tự tác trong chi tiêu tiền của cổ đông, đặc biệt là các lãnh đạo “nghiện” đầu tư chứng khoán.

5. AAA cùng nghi vấn về làm giá cổ phiếu

Tháng 9/2010, khi thị trường bắt đầu ảm đạm, khi các cổ phiếu vừa và nhỏ sau đợt sóng lên mạnh mẽ đầu năm bắt đầu đi vào giai đoạn sụt giảm nặng nề thì AAA nổi lên như là một hiện tượng. Giá cổ phiếu tăng liên tục từ 45,000 đồng/cp lên đến hơn 90,000 đồng/cp kèm với nhiều thông tin tốt như dự báo lợi nhuận tăng mạnh, đối tác nước ngoài sẵn sàng đàm phán mua giá cao.

Nhưng sau một thời gian ngắn giao dịch ở vùng giá 80 – 90 với khối lượng lớn, đại cổ đông của AAA gồm Công Ty Đầu Tư Tài Chính Thăng Long, Công ty TNHH Đầu tư FC và đặc biệt là Công Ty Tam Sơn công bố bán hết cổ phiếu, giá cổ phiếu AAA bắt đầu dấu hiệu giảm rồi sau đó tuột dốc không phanh.

Cùng lúc, trên TTCK rộ lên tin đồn nhiều đại cổ đông của AAA đã sử dụng số cổ phiếu AAA trong tài khoản để làm tài sản bảo đảm cho các hợp đồng marin tỷ lệ cao. Các vị này sử dụng hợp đồng margin đẩy giá lên rồi mua lại chính cổ phiếu AAA ở vùng giá cao. Sau đó bỏ mặc các tài khoản margin cho các CTCK tự xử lý.

Không biết có bao nhiêu phần trăm sự thật trong câu chuyện này, nhưng có một thực tế là nhiều cổ đông nội bộ đã công bố mua bán AAA (chủ yếu bán) với số lượng lớn ngay sau đó. Đồng thời, ông Phạm Ánh Dương, chủ tịch HĐQT AAA, thừa nhận đã cùng với một số cổ đông dùng cổ phiếu AAA để bảo lãnh cho các khoản đầu tư hàng chục tỷ đồng và sau đó bắt buộc phải bán ra cổ phiếu để trả nợ bảo lãnh.

Kết thúc vụ việc, các đại cổ đông và thành viên HĐQT AAA đều giảm sở hữu đối với cổ phiếu AAA, đối tác nước ngoài rút lui khỏi cam kết đầu tư chiến lược. Giá AAA giảm đều từ đó đến nay, chỉ còn loanh quanh ở vùng giá 15,000 đồng/cp. Người được có lẽ khó xác định nhưng người mất là đa số nhà đầu tư vào AAA và một số CTCK cung cấp hợp đồng margin tỷ lệ lớn cho cổ phiếu này.

6. Chủ tịch CTCK Hà Thành mất dạng cùng khoản thâm hụt hàng trăm tỷ đồng

Quý 2/2011, khi UBCK đang tiến hành thanh tra CTCP Chứng khoán Hà Thành (HASC) thì rộ lên tin đồn là ông Trương Duy Sơn, Chủ Tịch HĐQT công ty đã bỏ trốn cùng khoản nợ lên đến hàng trăm tỷ đồng. Phía HASC xác nhận ông Chủ tịch đã biến mất và khoản thâm hụt kia là do ông Sơn vay các tổ chức tín dụng dưới danh nghĩa cá nhân và HASC để sử dụng cho việc đầu tư chứng khoán bằng công cụ margin.

Vụ việc đang được cơ quan điều tra làm sáng tỏ, nhưng cam kết thu nợ của HASC bằng cách xử lý tài sản riêng của ông Chủ tịch khiến nhiều NĐT và khách hàng của HASC không yên tâm.

Vốn của HASC còn chưa đầy 100 tỷ, nên nếu tính cả khoản thâm hụt đó và các khoản làm ăn thua lỗ thời gian qua thì vạn nhất các tổ chức tín dụng và ngân hàng đòi tiền thì CTCK lấy tiền đâu ra trả? Và liệu lúc đó CTCK có sử dụng tiền của khách hàng đang đầu tư chứng khoán ở CTCK Hà Thành không cũng sẽ là dấu hỏi lớn.

Vụ việc này cho thấy sự yếu kém của các CTCK về quản trị rủi ro và nguy cơ tiềm tàng của các hợp đồng margin có tỷ lệ lớn so với tài khoản thế chấp. Chính việc sử dụng tràn lan công cụ margin này đã khiến cho nhiều CTCK tràn ngập nợ xấu và khủng hoảng thanh khoản. Và điều này cũng góp đẩy thị trường sụt giảm mạnh nhiều lần khi hàng loạt cổ phiếu bị giải chấp chạm ngưỡng margin.

7. Chứng khoán Kim Long rời bỏ hoạt động môi giới

Tháng 2 năm 2011, TTCK Việt Nam rúng động khi HĐQT của CTCK Kim Long (HNX: KLS), một trong những CTCK có vốn điều lệ lớn nhất trên thị trường, thông qua quyết định dừng các hoạt động kinh doanh chứng khoán và đệ trình lên ĐHĐCĐ để xin thông qua chủ trương trên.

Lý do mà KLS đưa ra là do ngành kinh doanh chứng khoán đã trở nên rủi ro và kém hấp dẫn, trong khi với số tiền mặt gần 2,000 tỷ huy động được từ TTCK trong thời gian trước đó, KLS có thể tiến công vào các lĩnh vực hấp dẫn hơn như bất động sản hoặc các dự án phát triển khác.

Tuy nhiên, việc một ông lớn trong ngành rời cuộc chơi cũng như hàng nghìn NĐT đang đi theo KLS cần đóng trạng thái tài khoản nếu như quyết định trên được thông qua cho thấy niềm tin vào TTCK đang sụt giảm nghiệm trọng. Sự kiện này khiến toàn thị trường rúng động, giá của các cổ phiếu rơi mạnh, đặc biệt là KLS.

Có lẽ nhận thấy được phản ứng tiêu cực của cổ đông và NĐT đối với quyết định, sau khi Đại hội cổ đông lần I không thành công, KLS đã không trình lên ĐHCĐ lần II đề nghị dừng kinh doanh chứng khoán trên.

Mọi việc trở lại gần như cũ nhưng lòng tin đã mất. Khách hàng và nhân viên rời bỏ CTCK, nơi mà lãnh đạo công ty đã bày tỏ công khai việc không mong muốn tham gia kinh doanh chứng khoán nữa. Cổ đông nhỏ là những người chịu thiệt lớn nhất khi KLS rơi về vùng mệnh giá và ở mãi từ đó đến nay.

8. VKP: Các chiêu làm kinh tế chui của giám đốc

Sau một thời gian dài làm ăn thua lỗ, CTCP Nhựa Tân Hoá (HOSE: VKP) đứng trước bờ vực phá sản trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, lạm phát cao, lãi suất thương mại tăng vọt và hàng loạt chi phí đầu vào dâng cao. Thị giá của VKP đi từ 40,000 – 50,000 đồng/cp xuống còn chưa đầy 2,000 đồng/cp. Các khoản đầu tư của cổ đông vào VKP coi như đã bốc hơi toàn bộ khi chỉ còn chưa đầy 5% giá trị ban đầu.

Việc quản trị và kinh doanh của VKP có nhiều khuất tất đến mức cơ quan điều tra phải vào cuộc và từ đó làm sáng tỏ nhiều thủ đoạn móc túi công ty và Nhà nước của Ban lãnh đạo, đặc biệt là nguyên Tổng giám đốc Nguyễn Thị Minh Châu. VKP đã bị móc ruột một cách tinh vi thông qua hàng loạt thủ đoạn, từ mua hóa đơn GTGT khống, khai tăng giá trị hóa đơn vận tải để ăn chênh lệch, lập quỹ “đen” đến khai khống nhân viên để được mua cổ phiếu ưu đãi và bán tài sản chung để bỏ túi riêng…

VKP bị UBCK cho ngừng giao dịch từ ngày 18/4/2011 và sau đó được phép giao dịch trở lại dưới dạng bị kiểm soát. Thanh khoản của VKP hầu như mất hẳn mặc dù mức giá vô cùng thấp, vì khả năng VKP bị phá sản là rất gần. Kết thúc 6 tháng đầu năm 2011, VKP lỗ 21.38 tỷ đồng. Kiểm toán viên bày tỏ nghi ngờ đáng kể về tính phù hợp của việc giả định hoạt động liên tục của công ty và đưa ra hàng loạt ý kiến về các vấn đề tồn tại trong báo cáo tài chính và hoạt động của công ty.

Vụ việc này cho thấy nếu cổ đông, đặc biệt là các đại cổ đông không có biện pháp quản trị và giám sát chặt chẽ thì Ban lãnh đạo có thể đưa một công ty đang lãi lớn thành một công ty thua lỗ và dẫn đến phá sản rất nhanh chóng.

9. PVA hủy ngày phát hành với khối lượng “khủng” vào phút chót


Ngày 8/8/2011, PVA công bố phát hành thêm với tỷ lệ phát hành cực lớn cho cổ đông hiện hữu. Mỗi cổ đông hiện hữu được phép mua thêm 4.45 cổ phiếu mới cho một cổ phiếu mình đang nắm giữ vào ngày chốt quyền.

Một trong những chức năng chính của TTCK là kênh huy động vốn cho doanh nghiệp nên việc phát hành thêm của một DNNY là rất bình thường. Tuy nhiên, thị trường vốn đang suy giảm một phần do nguồn cung cổ phiếu tràn ngập thì việc phát hành thêm quá lớn của PVA bị các NĐT đánh giá dưới cái nhìn tiêu cực. Đặc biệt, trong trường hợp của PVA, việc phát hành thêm đã phải sửa đổi nhiều lần nên hoãn đi hoãn lại, PVA bỏ mất cơ hội vàng để phát hành thêm khi TTCK còn sôi động và thị giá PVA còn rất cao trong năm 2010. Ngoài ra, trong phương án sử dụng vốn phát hành thêm, PVA phải dùng một phần để trả nợ cho các khoản đầu tư ứng trước vào các công ty con khiến cho cổ đông và NĐT càng thêm lo lắng.

Để trấn an cổ đông, PVA công bố việc cam kết mua 30% từ PVX để trở lại thành công ty mẹ của PVA (do PVX trước đây đã bán gần hết PVA ở vùng giá rất cao) cũng như thông tin về IDICO Long Sơn có thể mua đến 50% vốn điều lệ mới sau này. Tuy nhiên, dư luận đặt dấu hỏi lớn về tính khả thi của các phương án cũng như sự chặt chẽ về pháp lý của chúng.

Trong lúc đó, thị trường đã trả lời rất rõ ràng: Chỉ trong vòng mấy ngày, cổ phiếu PVA mất gần 50% thị giá và rơi về gần vùng mệnh giá khiến cho dư luận đặt câu hỏi về khả năng thành công của đợt phát hành lần này. Các NĐT cuống cuồng bỏ chạy khỏi cổ phiếu PVA vì e ngại không đủ tiền để góp vốn phát hành thêm. Thế nhưng, có một lượng cầu cực mạnh đối với PVA ở mức giá thấp, khối lượng giao dịch của PVA càng lúc càng tăng mạnh cho đến tận ngày trước khi chốt quyền.

Vào chiều trước phiên giao dịch chốt quyền, UBCK công bố thông tin PVA hủy ngày chốt quyền do không bổ sung thông tin trong hồ sơ. Lập tức PVA tăng trần 3 ngày liên tục và những cổ đông đã bán tháo PVA ngẩn ngơ!

Tiếp đó, PVA cũng như UBCK đã có những bước đi để giải thích thông tin cũng như bổ túc lại hồ sơ phát hành nhưng rõ ràng cổ đông ngoài của PVA đã thiệt hại đáng kể khi không lường trước được các bất cập về thông tin.

Qua sự việc cho thấy UBCK rất lúng túng trong lượng định khả năng ảnh hưởng của thông tin đến quyền lợi NĐT và những rủi ro tiềm tàng khi các DNNY có thể tận dụng các lỗ hổng pháp lý để làm lợi riêng cho mình.

10. DVD phá sản?

Câu chuyện nóng gần đây là về CTCP Dược Viễn Đông (HOSE: DVD). DVD là nơi hội tụ khá đầy đủ các vụ việc tiêu cực nhất của TTCK Việt Nam như làm giá cổ phiếu, lập báo cáo tài chính gian dối, sử dụng công ty để lấn lướt đối thủ, lừa đảo nhà đầu tư.

Lúc cao điểm, DVD có giá cổ phiếu lên đến 120,000 đồng. Tuy nhiện, việc thâu tóm om sòm và không thành Dược Hà Tây, một DNNY khác, khiến cho DVD lọt vào tầm ngầm của cơ quan điều tra.

Ngày 26/11/2010, Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công An đã có Thông báo số 226/ANĐT(P3) về việc bắt người đối với ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc DVD, liên quan đến hành vi thao túng giá chứng khoán. Liền sau đó, cơ quan điều tra bắt tiếp một loạt nhân sự cao cấp của DVD liên quan đến việc thao túng giá chứng khoán cũng như tiêu cực trong kinh doanh. Từ một công ty có báo cáo kinh doanh tốt đẹp, DVD hiện nguyên hình là một DN kinh doanh yếu kém chỉ chuyên xào nấu báo cáo.

DVD ngay lập tức như còn tàu mất lái, các cổ đông tháo chạy hàng loạt. Các báo cáo sau đó lộ ra những khoản thua lỗ nặng nề, công ty mất khả năng thanh toán dẫn đến việc phải bán tài sản để trả nợ nhưng vẫn không đủ. Giá DVD tụt dốc không phanh và Sở GDCK TPHCM ngày 25/8/2011 đã công bố thông tin DVD được mở thủ tục phá sản.

Mặc dù đại hội cổ đông đã thông qua phương án xin phá sản nhưng nhiều cổ đông vẫn bất ngờ vì các thông tin cụ thể hoàn toàn không được DVD công bố trong thời gian qua. Đồng thời, khi đánh giá tình trạng công nợ và tài sản của DVD, nhiều chuyên gia cho rằng tài sản của DVD nếu thanh lý hết chưa chắc đã trả nợ đủ nên khả năng trắng tay của cổ đông DVD là khó rõ ràng.

Vụ việc của DVD cho thấy TTCK non trẻ của Việt Nam rõ ràng còn rất nhiều điều cần làm để nâng cao tính hiệu quả của UBCK và các Sở Giao dịch trong giám sát các DNNY, bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông hầu tạo ra một thị trường vốn lành mạnh và một nơi đầu tư hấp dẫn đối với nguồn vốn trong dân.

(hết cọp)

Nghề mình mà 252 – Chứng khoán yêu lãi suất

“Ngân hàng đang thừa vốn” là thông tin thường xuyên được nêu trên các bài viết cổ vũ cho biện pháp hạ lãi suất. Điều này tui nghĩ là kết quả hợp lý (cho dù không cần phải học làm chuyên gia) bởi với lãi suất cho vay đang trên 2 chấm như vầy thì chả mấy ai dám vay, trừ những kẻ không vay không được. 1 sếp ngân hàng tui quen còn nói chơi rằng, cả tháng nay đi năn nỉ khách hàng vay không xong, chắc ngân hàng ổng quay qua năn nỉ… NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để đỡ phải mang tiếng dư tiền quá. Ít kẻ vay, thậm chí còn trả ngược để bớt nợ thì hiển nhiên ngân hàng rủng rỉnh là đúng quá rồi.

Như thế thì theo lý thuyết, tức là trong điều kiện vô cùng… bình thường, ngân hàng sẽ tự hạ lãi suất để dụ khị khách hàng chứ chả cần tới sức ép từ trên NHNN xuống. Chỉ có điều thằng CPI 12 tháng vẫn trụ ở mức cao sau 6 tháng kể từ khi có cái Nghị quyết đánh số 11, lỳ thiệt 😦 Mức lạm phát tháng 8 được loan báo thấp nhất kể từ đầu năm, nghe giống như là 1 dấu hiệu tốt cho cái kết quả mà Nghị quyết trên nhắm đến, nhưng do ktế xứ mình lại chuẩn bị bước vào “vụ đông xuân”, tức là vào thời gian sức sản xuất tăng mạnh mẽ và giá rổ cũng  tăng mạnh hơn hẳn đầu năm, thêm vào đó là có vài doanh nghiệp cá biệt làm ăn không hiệu quả nhưng không chịu giảm giá hàng hóa mà nhân “cơ hội” khó khăn chung, la toáng lên đòi cứu (mà nếu cứu thì doanh nghiệp sẽ tiếp tục… làm ăn không hiệu quả), nên mấy cái chuyện có vẻ không thích hợp khiến cho các bác chuẩn bị hạ lãi suất cũng phải liếc qua 1 chút cái thằng lạm phát khó trị này.

Nói vậy thôi chứ ở xứ mình hay có quyết tâm chính trị, nên tui cũng chả dám bàn thêm việc của các bác đã có quyết tâm. Tui chỉ dám bình loạn chuyện ở chứng trường, vì các bác bên chứng này chưa có được cái quyết tâm cao như các bác kia. Theo cách nhìn của tui thì chứng trường hơn tuần nay đang ở trong giai đoạn phản ứng với vĩ mô, nhưng không phải là phản ứng với bão vàng, không phản ứng với chứng Mỹ mà đang phản ứng với chính sách lãi suất. Cụ thể cứ khi nào có bác tuyên bố quyết tâm hạ lãi suất, chứng trường vỗ đến tím cả bàn tay, nhưng nếu qua hôm sau mà có bác khác lên tuyên là dù có quyết tâm thì lãi suất cũng chỉ hạ chút xíu, thế là những cái vỗ tay nghe chậm lại, hai bàn tay không còn tím mà chuyển sang đo đỏ. Lạm phát có vẻ 0 còn là mối quan tâm số 1, đơn cử như ngày hôm kia khi có tin CPI tháng 8, index vẫn tạo thành cây nến đỏ đấy thôi. Như mẹ tui nói: “8 tháng nay đi chợ dè xẻn quen rồi, giờ giá tăng nữa cũng đành lỳ người ra mà không run”, NĐT trên sàn bây giờ chán nghe lạm phát.

Nói ngắn gọn, chứng trường nhà mình yêu lãi suất, cứ có tin hạ lãi suất là sẽ tăng ngay. Tui dám “dự báo” đa số NĐT có niềm tin đơn giản hạ lãi suất là tiền được bơm thêm vào ktế, mà đã vào ktế hẳn nhiên sẽ vào chứng trường, không chính thì gián, bất chấp việc chỉ còn Hô-sê và Ha-sê nắm tay nhau trên con đường phi sản xuất. Năm 2009 nhờ tin kích cầu (cũng là lai F1 của hạ lãi suất thôi) mà chứng trường chả tăng mạnh là gì? Cho nên tui nghĩ là kể các khi có ai đó khuyến cáo rằng nếu hạ lãi suất thì vài tháng sau lạm phát sẽ có thể tăng lại, NĐT vẫn sẽ đua trần để kiếm thêm 1 tí cỡ hai chục ba chục phần trăm  trong vài phiên. Chứng trường là ngành cơ hội mà, thà một phút huy hoàng rồi chợt bán, còn hơn buồn ôm chứng đến năm sau (vô cùng xin lỗi cụ Xuân Diệu). Cho nên về tâm lý, các bác bên chứng hay các phóng viên báo chí chuyên đăng bài bên chứng có thể dựa vào đó mà định hướng dư luận, nâng cao “niềm tin” của NĐT.

(chém) Cứ giá rổ biến động nóng là hô: đầu cơ, đầu cơ, đầu cơ…

Mấy bữa rồi, vàng tăng giá như bão, cả nội lẫn ngoại. Ngoại thì không nói, nhưng nội thì nhiều vị đổ tội cho lũ đầu cơ. Nghe giống vụ đầu cơ giá xăng hồi đầu năm quá. Tuy nhiên, chưa kịp thấy mặt mũi thằng đầu cơ vàng đâu, thì Hôm qua cũng thấy có bác nào tóc bạc nói sẽ quyết liệt ngăn đầu cơ đất đai, và hôm nay tui lại thấy một số bác quan bên ngành gạo cũng hô: gạo tăng giá do lũ đầu cơ. Hóa ra lạm phát thế này, cũng có nghĩa là mọi thứ đều tăng giá, đều là do đầu cơ hết! Đầu cơ ơi, mày toi đến nơi rồi.

 

Nhưng mà nghĩ cũng là lạ, đầu cơ nhiều như quân Nguyên thế mà đến giờ chưa thấy thằng nào bị chém?

Nghề mình mà 251 – Xử thế nào với bán khống kiểu Việt?

Bạn Nguyễn Hoàng có 1 bài viết khá hay trên VNeconomy.vn về chủ đề ở xứ mình liệu thực sự có hành vi bán khống. Với bài viết này, e là các bác nào đó đang có quan điểm cấm bán khống dưới mọi hình thức cũng cần phải xem lại phương pháp lý luận của mình, bởi hành vi “nhờ bán trên tài khoản người khác” có thể được lập luận là 1 hình thức cho mượn chứng khoán, mà tui chưa thấy quy định nào ghi NĐT không được đi mượn hay cho người khác mượn chứng để bán cả (chứng khoán cũng là 1 dạng tài sản ngang tiền, vàng… thì sao lại không cho vay mượn?). Tuy nhiên, dù có là gì thì đứng ở góc độ rủi ro, các hình thức nhờ bán, mượn bán, tư vấn bán… (tạm gọi là bán khống kiểu Việt) cũng đều có những vấn đề có thể gây ra những tác động tiêu cực lên chứng trường, điều mà bạn Nguyễn Hoàng hình như chưa nói đủ (ngoại trừ rủi ro có người xài chứng của người khác mà không xin phép). Tui xin nêu vài ví dụ:

Thứ nhất, xét ở góc độ pháp lý, cho dù là mượn bán trên tài khoản người khác để kiếm chênh lệch giá, hay tư vấn cho người khác bán để hưởng phí thì về nguyên tắc các bên đều phải lập hợp đồng giao dịch. Tui không dám chắc mọi trường hợp bán khống kiểu Việt đều được lập hợp đồng 3 bên: bên có chứng, bên có tiền ký quỹ (để mượn chứng) và cty CK (bên giám sát, nếu là GD giữa NĐT với cty CK thì chỉ còn 2 bên), do đó sẽ có rủi ro pháp lý, tức là khi lỡ xảy ra tranh chấp thì xử thế nào đây.

Thứ hai, xét ở góc độ cung cấp dịch vụ của cty CK. Đã có người lý luận rằng nếu NĐT được phép cho nhau mượn chứng, thì cty CK cũng hoàn toàn có thể mở kho chứng tự doanh của mình cho NĐT mượn, tuy nhiên khi đó phải coi là 1 dịch vụ của cty CK. Đã là dịch vụ thì phải tuyên bố công khai, phải có báo cáo. Dịch vụ của cty CK cũng là vũ khí cạnh tranh, anh công khai anh không thì khác gì chuyện hai đối thủ đấm bốc có 1 người giấu kim trong găng.

Ngoài ra, ngay cả khi cty CK chỉ làm kẻ giám sát trong việc thực thi hợp đồng bán khống kiểu Việt của 2 khách hàng của mình, thì cũng phải coi đó là dịch vụ nếu cty CK được nhận phí giám sát. Và quan trọng là trong mọi trường hợp phải có báo cáo. Trường hợp margin trước nay có thể coi là một bài học nóng hôi hổi về tình trạng thiếu báo cáo. Không công bố, không báo cáo đầy đủ, khi chứng trường suy giảm thì cty CK không trích lập dự phòng (nếu có khoản margin rơi về trạng thái âm), không thu được nợ, cổ đông nhỏ lẻ của chính cty CK không biết nguy cơ mà các lãnh đạo đã tạo ra (ví dụ như cty nào đó ngoài Hà thành), và ngay cả UBCK cũng không định lượng được các số hàng kẹt to cỡ nào, có thể gây tác động thế nào lên chứng trường để mà tìm hướng giải quyết.

Thứ ba, xét ở rủi ro thao túng giá thì hành vi bán khống cũng có thể gây ra tình trạng này. Ví dụ, bên mượn chứng sẽ đặt bán với số lượng khủng so với mức GD bình thường (ví dụ như bán trên các mã hiếm) liên tục trong nhiều phiên để đè giá.  Chơi kiểu này chắc chắn là rất dễ bị UBCK xử, tuy nhiên sẽ có trường hợp tinh vi hơn là 1 nhóm NĐT bán khống cùng lúc, mỗi NĐT có thể đặt bán ít hơn lượng GD hàng ngày, nhưng cộng lượng bán thành số tổng thì nó trở thành yếu tố đè giá. Chứng trường đã từng thấy UBCK phạt một số nhóm NĐT cùng nhau thao túng cp theo hướng đẩy giá lên, thì rồi có lẽ sẽ thấy nhóm NĐT thao túng đè giá xuống.

Thứ tư, xét ở góc độ bình ổn thị trường, trong một số tình huống nhất định, bán khống kiểu Việt cũng có thể gây ra tình trạng hoảng loạn hệt như bán khống xịn ở trời Tây. Để yên cho cty CK và NĐT làm mà không bắt họ báo cáo, không định lượng được cái rủi ro hệ thống thì làm sao UBCK biết thời điểm nào đưa ra lệnh ngưng bán khống để ổn định thị trường?

Thứ năm, bao trùm cả 4 mục trên là rủi ro minh bạch. Về nguyên tắc, mọi thỏa thuận GD đều phải công khai, nhưng nếu không có biện pháp quản lý thì làm sao buộc người ta công khai, làm sao biết mức độ công khai đến đâu.

Do đó, tui cho rằng tình trạng bán khống kiểu Việt là hành vi tuy không cấm nhưng cần được quản lý và chế tài. Cách quản lý hiệu quả nhất là buộc mọi GD phải được lập hợp đồng tại cty CK và cty CK có trách nhiệm báo cáo hàng kỳ về UBCK, giống như việc báo cáo thông tin cầm cố.