(chém) WB chưa muốn giảm lãi suất

Các báo bắt đầu đăng những thông tin về kỳ họp của các nhà tài trợ (hay chủ nợ???) của VN, mà theo tui đáng quan tâm nhất là nội dung mà WB đưa ra sáng nay: “thực hiện Nghị quyết 11 một cách cương quyết và hiệu quả cho đến khi đạt được ít nhất 3 mốc quan trọng: lạm phát trở về mức bình ổn 1 chữ số; hoàn toàn xóa bỏ được chênh lệch về tỉ giá; mức dự trữ ngoại hối tối thiểu tương đương 2,5 tháng nhập khẩu“.

Coi như gần xong phim. Các doanh nghiệp và chứng trường sẽ tiếp tục bị “chém” với lãi suất cao cho đến khi nào lạm phát tịnh tiến 12 tháng giảm xuống dưới 10%, mà theo dự báo thì năm nay khó dưới … 15%. Năm sau cũng chả biết thế nào, khi cứ hết xăng thì điện, điện rồi than, than xong lại xăng… xin tăng giá.

Ôi, cp của tui! Ôi, lương của tui! Ôi, những giấc mơ của tui. Ôi, ôi…

Nghề mình mà 228 – Nên bán vượt room cho khối ngoại???

Dạo này tui thấy VAFI làm việc rất tích cực, rất thường xuyên đưa kiến nghị lên cho các cơ quan nhà nước, không chỉ xứng đáng với danh hiệu Hờ hờ các NĐT TC VN, mà còn là Hờ hờ công chúng VN (theo như đề xuất mang tính “lai tài chính” là quyền mua… ô tô xe máy mà dân ca ngợi hết lời trên mạng). Báo ĐTCK sáng nay (đúng ra là sáng qua, nhưng sáng nay tui mới … đọc) mới đăng kiến nghị mới nhất của VAFI là nên cho phép khối ngoại mua “vượt room“.

Cách đây gần 1 tháng tui cafe với 1 thằng bạn thì nghe nó nói là “chúng ta” (nó làm cho nhà nước nên hay dùng từ này) cần phải cám ơn … nhà nước vì nhờ có mấy bác ở tít trên trển mà tụi nước ngoài nó 0 thể mua đứt được Vinamilk (VNM). Toàn dân uống sữa, cty lại là hàng đầu thị trường, làm lời bao nhiêu (từ dân) lại chi 1/2 cho nước ngoài, sau này nhỡ nhà nước thoái vốn thì càng “mất thêm” vào tay “chúng nó” chứ “chúng ta” chưa chắc được sở hữu bao nhiêu. Đúng “chuyên ngành” của thằng bạn và cũng rất có lý đối với “chuyên ngành” của mình. lâu nay cp VNM chỉ khớp lệnh 1-2 trăm ngàn cp/ngày (quá ít ỏi so với tổng số gần 356tr cp đã phát hành) do nhà nước và 1 khối ngoại nắm gần hết (gần 95%) và có vẻ như là sẽ nắm dài dài, chỉ có nhăm nhe mua thêm chứ nhất quyết không bán. Tui cũng từng có ý nghĩ “hết sức bậy bạ” là nên… hủy NY VNM vì để càng lâu, càng “mất” vào tay khối ngoại, nhưng ngẫm lại thì thấy không ổn, vì quan điểm chung là hủy NY chỉ tổ làm kém minh bạch đi và thiệt hại thêm cho chứng trường mà thôi. Nay thấy cái đề xuất của Vafi, tự dưng không khỏi không liên hệ tới trường hợp của VNM.

Lý do mà Vafi đưa ra là để tăng cung hàng cho NĐT nước ngoài, nhưng theo tui, có lẽ phải nói là thu hút thêm dòng vốn ngoại mới đúng ý họ. Các công ty chất lượng kiểu như VNM có lẽ thực tế không nhiều (vừa tăng trưởng vừa hiệu quả) để khối ngoại có thể vét hết room, cho nên Vafi sợ rằng tới đây sẽ không còn nhiều hàng cho khối ngoại đầu tư, “trong khi nhu cầu của họ vẫn lớn”. Mô hình bên TTCK Thái Lan theo Vafi là 1 kinh nghiệm đáng học hỏi để thu hút thêm dòng tiền khổng lồ bên ngoài chảy vào chứng trường nhà mình, bổ sung cho dòng tiền nội địa vốn mong manh, ít ỏi và đang bị “xé lẻ” sang các kệnh khác như BĐS, vàng, ngoại tệ…, từ đó giúp chứng trường tiếp tục phát triển. Tui vốn cũng ủng hộ bất kỳ việc học hỏi và áp dụng kinh nghiệm ở nước ngoài, nhưng ở xứ mình về việc này cũng cần nhìn nhận thêm vài điểm.

Thứ nhất, cho đến nay hình như chưa có cty NY nào phát hành cp phổ thông không có quyền biểu quyết (có cp quỹ mới 0 có quyền biểu quyết). Cho dù có quy định, chưa chắc khối ngoại đã mua được. Nên nếu áp dụng theo Vafi thì hơi sớm.

Thứ hai, cứ cho là cp vượt room không có quyền biểu quyết, nhưng có ai dám chắc là kẻ nắm số đó sẽ không tác động lên chính sách hoạt động của doanh nghiệp. Ở cty cổ phần, người ta nắm nhiều cp hơn mình mà bảo người ta ngồi im nghe mình chỉ đạo, chỉ ăn chứ đừng nói, liệu người ta có chịu ngồi im hay không?

Thứ ba, quay lại vấn đề cũ là khối ngoại nắm cp bao nhiêu phần trăm ở 1 cty cổ phần thì được coi là đủ. Đây chính là câu hỏi dẫn đến cái quy định về Total room và Current room hiện nay. Theo tui được đào tạo thì room là 1 cơ chế nhằm bảo vệ cho chính chủ cty NY và cổ đông nội địa trước khả năng bị tiền ngoại (vốn nhiều như quân Nguyên) tấn công. Mang hơi hướng của cái quy định cấm tư nhân kinh doanh ở 1 số lĩnh vực nhạy cảm, quy định về room này tuy không cấm cản dòng tiền đầu tư từ bên ngoài biên giới, nhưng nó nhằm hạn chế việc thất thoát tài nguyên và sự lũng đoạn từ chính phía bên ngoài. Bạn cứ thử tưởng tượng xem, bên cạnh các đại gia như Abbott, Friesland Campina… nếu Vinamilk bị khối ngoại mua “hết” thì thị trường sữa VN liệu có thoát được cảnh bị giới kinh doanh ngoại thao túng, liệu dân mình có bị ép giá? Hiện tại hầu như mọi cty NY đều bị set room cào bằng như nhau, tối đa 49%, riêng khối ngân hàng thì ít hơn 1 chút (30%) nhưng tui nghĩ như vậy là phù hợp với thực tế.

Theo tui, để thu hút dòng vốn ngoại lúc này không gì hay hơn là tiếp tục công cuộc cổ phần hóa và NY các doanh nghiệp lớn, các siêu đại gia của nền ktế như mấy bác viễn thông, hàng không, điện, xăng dầu, lúa gạo… Chưa nên nới room hay bất kỳ cách gì có thể lách được quy định hiện hành về tỷ lệ 49% này chừng nào chứng trường chưa phát triển lên quy mô lớn hơn hẳn và minh bạch hơn hẳn để không có ai thao túng được.