Nghề mình mà 235 – Hủy NY vì giá quá thấp?

Tuần trước có bạn hỏi tui rằng sao ông không bình vụ Cavico bị Nasdaq dọa hủy NY vì giá thấp (theo ĐTCK), tui 0 trả lời được, bởi vì thực sự đây cũng là 1 chủ đề mới. Cho dù việc so sánh giá 1 USD bên Mỹ với mệnh giá bên mình có vẻ hơi khập khiễng, nhất là sàn Nasdaq có những điểm theo tui nghĩ là khác biệt quan trọng so với 2 sàn HO-HA như biên độ giá (mình có nó không) và bước giá (nó 1/16 USD còn mình 100 đồng), tuy nhiên bài viết trên của bạn Oanh thực sự nêu lên 1 câu hỏi đáng được gửi cho chị Đào bên Sở GD: có nên hủy NY nếu giá cp thật sự bị coi là quá thấp (why)?

Sáng nay, báo SG ĐTTC cũng có 1 bài viết với tựa đề “Thị giá nhỏ, vấn đề lớn” được coi là ý kiến của chuyên gia Lê Đạt Chí cũng về vụ này, theo tui rất đáng tham khảo. Theo bác Chí, lý do chính của việc hủy NY khỏi sàn Nasdaq là “chỉ cần một chuyển động giá nhỏ có thể dẫn tới sự thay đổi lớn trong phần trăm dao động. Thí dụ, với chứng khoán có giá 1USD, chỉ cần thay đổi 0,1USD đã tạo nên thay đổi tới 10%. Cũng chính vì vậy nên các CP có thị giá nhỏ (penny) thường là mục tiêu của nạn thao túng giá“. Bác Chí nói rất có lý, khi mà theo tui biết thì sàn Nas này không áp dụng biên độ dao động giá hàng ngày, và bước giá là 1/16 USD. Tuy nhiên tui cũng không dám chắc thật sự đây có phải là lý do chính hay không, với lại tui cũng nhớ là ở bên Mỹ tại những thời điểm biến động mạnh, có những mã cp dao động 1 ngày tới mười mấy hai chục %, vậy hà cớ gì “cấm” cp thị giá nhỏ dao động tương tự? Cho nên lý do của bác Chí có lẽ cũng cần tìm thêm tài liệu chứng minh. May thay, tui thấy có 1 tài liệu nghiên cứu nói về vấn đề này, tựa là “Anything Wrong with Breaking a Buck? An Empirical Evaluation of NASDAQ $1 Minimum Price Maintenance Criterion“, của Feng Wu – Shidler College of Business, University of Hawaii at Manoa. Xin trích đại ý (không rõ có trùng với lý giải của bác Chí không nữa):

Utilizing the Generalized Extreme Value distribution model to capture extreme price plummets, I find NASDAQ stocks frequently trading below $1 in the pre-rule period are extremely vulnerable to catastrophic losses. The implementation of the one-dollar rule effectively curbs the extreme downside price movements, which helps to protect investors’ interest, uphold their faith in the exchange, and improve the credibility of the market. Such a pattern is prevalent across all industries and is not affected by market movements. The $1 benchmark serves as an appropriate cutoff point in screening the issues listed on the exchange. The minimum price listing standard on the NASDAQ is justified and has proved to be successful.

Nội dung hơi dài (của dân Tiến sĩ xịn mà) nên bạn nào thích thì cứ đọc, muốn dịch thì chép nội dung vào Google translate. Tui cũng chả đọc nổi, do đó ở blog này tui xin không nói chuyện nghiêm túc 🙂 mà muốn tám ở khía cạnh khác.

Ở chứng trường VN, muốn tìm câu trả lời cho cái thắc mắc “có nên hủy NY khi thị giá quá thấp” nói trên thì phải trả lời 2 câu hỏi phụ là thế nào là quá thấp, và khi quá thấp thì gây hại gì, tất nhiên phải xem xét trong những đặc trưng của xứ nhà mình. Đối với câu hỏi phụ số 1, theo quan điểm của tui thì 10k/cp chưa phải là quá thấp (trừ phi mấy năm nữa chúng ta vẫn “hưởng thụ” mức lạm phát 2 con số/năm). Có thế đúng như bác Chí: “Khi thị giá thấp hơn mệnh giá, doanh nghiệp trở nên khó tăng vốn, vì theo lẽ thường phải bán CP phát hành thêm có giá tối thiểu bằng mệnh giá… Việc thị giá thấp hơn mệnh giá còn gây ra ngờ vực rằng doanh nghiệp đang có vấn đề, do đó, một số ngân hàng còn giảm hạn mức tín dụng của doanh nghiệp thị giá thấp hơn mệnh giá“, tuy nhiên nếu nhìn vào thưc tế, phải chấp nhận rằng nhiều cp có thị giá dưới 10 là do hoạt động SXKD của chính cty phát hành có vấn đề lớn, của nào tiền nấy chứ 0 hẳn bỗng dưng… giá thấp, cái đó NĐT hay ngân hàng họ cũng hiểu cả. Làm ăn thua lỗ hay “sắp xuống lỗ”, thị giá “phải” rớt xuống dưới mệnh giá.

Giá quá thấp theo tui nên được khoanh ở mức 4,2k/cp, mà theo thống kê 2 sàn NY ngày 1/7 thì may quá, có được 27 mã <= 4,2k/cổ (11 HOSE, 16 HNX). 4,2k là hơi lẻ phải không bạn, hay là tăng lên 5k? Nhưng thôi, ở đây tui đưa con số này vì có lý do, đó là: cho dù không thao túng để kéo giá rổ vượt biên độ 5%-7%, nhưng với thị giá <=4,2, tick size = 100 đ/cổ thì số lượng bước giá tối đa chỉ còn 5. Số lượng bước giá như vậy là ít, không mang lại nhiều lựa chọn cho NĐT khi đặt giá (2 mức trên và 2 mức dưới tham chiếu), và khó đảm bảo được tiêu chí thanh khoản (thanh khoản là khớp bán dễ dàng mà không cần phải đạp sàn). Hơn nữa, khoảng cách giữa các bước giá tuy vẫn chỉ có 100 đ, nhưng xét về % thì sẽ xấp xỉ mức 2%, mức khá lớn cho những ai ưa thích intraday trading (thậm chí tạo ra rủi ro thao túng cùng phiên). Kinh nghiệm (của tui) cho thấy là xứ mình vẫn có những NĐT thích mua bán những mã nhạy cảm, tức là biết cty có vấn đề lớn, tài chính xấu, thua lỗ, Sở GD đã cảnh báo… thậm chí còn liên quan đến tòa án (như DVD) mà vẫn đâm đầu vào mua bán, chỉ vì mỗi bước giá cách nhau tới 2%, 2 bước giá là 4%… Không nên “khuyến khích” NĐT cá nhân chơi trò venture investment kiểu này.

Như vậy, với trình của tui thì thấy rủi ro của vụ giá quá thấp (câu hỏi phụ số 2) là thanh khoản kém và thao túng cùng phiên. Các anh chị quản lý NY hay các bác chuyên… làm luật thiết nghĩ cũng nên mở hồ sơ xem xét đến vấn đề này. Luật CK trước giờ mới chỉ chú trọng vào tiêu chuẩn “lên NY”, chứ tiêu chuẩn “duy trì NY”, tức là hủy NY thì còn sơ sài lắm. Cổ phiếu không đảm bảo các tiêu chí về chất (chỉ số tài chính), về lượng (thanh khoản) thì nên đưa vào diện cảnh báo đã đành. Cổ phiếu tạo ra rủi ro hệ thống, rủi ro thao túng, lũng đoạn do kích thích lòng tham ở những NĐT nhỏ cũng nên đưa ngay luôn vào cảnh báo. Cảnh báo rồi nên cho hạn theo dõi (như Nasdaq quy định 180 ngày để Cavico phục hồi mức giá > one-dollar rule), đồng thời bắt CBTT thường xuyên hơn trước khi hủy NY.

Chốt hạ, tui ủng hộ “ý tưởng” hủy NY vì giá quá thấp./.

(chém) Hòa thượng Thích lao dốc

Chả biết mình có lỡ lời gì khi trả lời báo chí để sáng nay có đứa vứt cái YM qua phang: “Bác đúng là hòa thượng Thích lao dốc. Chứng trường đang mong được bình yên mà Bác cứ nói cho nó lao dốc xuống là sao?…” Nó còn tặng cho cả cái hình dưới. Hồi tháng 12 năm ngoái, mình bị phong là chim nhợn chúa trên f319 vì cái tội index đang lên mà dám phán là “lên không bền”, nay bị chém tiếp tím cả lông mày, quá là đau!

Huhu, hehe nói sao thì hình như nó cũng khen mình có duyên với … cửa Phật. Nam mô, con rất tin thờ Phật, nên con rất ít ăn trứng, chỉ mắc cái tội hay chơi chứng mà thôi.

(chém) 1 cách kích cầu mới cho BĐS nhờ … học sinh giỏi

Đang lao dốc vì chứng, thì bạn tui gửi link về cái tin tức mà theo nó nói thì đây là chiêu kích cầu rất độc để cứu BĐS: thần đồng nổi tiếng với thành tích học 2 ngày 3 lớp Hoàng Thân đã được HN ưu ái đặc cách cho 1 suất mua nhà thu nhập thấp. 7 tuổi, được xét nhảy luôn lên lớp 3 trong 2 ngày, quả là 1 tin độc cho ngành GD (khiến tui tự hỏi chương trình lớp 1 và 2 dạy trẻ e cái gì mà phải kéo dài tới 2 năm?), nhưng còn độc hơn nữa cho ngành BĐS. Cứ học sinh giỏi, lớp trưởng, lớp phó học tập, học sinh giỏi cấp trường, quận, thành… sinh viên tiên tiến có học bổng hay dân tộc có học bổng… thì cứ cho mỗi em 1 vé mua nhà hết. Nếu hết nhà thu nhập thấp, cho vé mua nhà thu nhập cao (cao thấp gì thì vẫn phải mua mà, cho quyền mua chứ có biếu đâu). Từ đó hình thành thêm 1 thị trường GD các vé ưu đãi mua nhà nhờ học giỏi, ai giỏi mà không mua thì bán vé cho người kém nhưng muốn mua… và rồi BĐS được kích cầu.

Mà tui muốn chém thêm ít gió rằng nên tặng em Hoàng Thân này căn hộ Vincom sát căn GS Châu ở ấy, để em còn được thở ké ô xy của GS. Cũng phải cẩn thận, kẻo “tụi Pháp” nó lại mời em qua bển, nuôi nấng đào tạo thành 1 GS Fields nữa thì các bác nhà mình chỉ còn nước tự sướng là… người thầy đầu tiên!