Lưu trữ theo thẻ: PVS

Nghề mình mà 411 – Top10 sự kiện của tui trên sàn chứng 2014

Các bác bên ngành báo mới đây sớm công bố 10 sự kiện tiêu biểu của ngành chứng, tui xin tóm lại từ VNeconomy:

1. Nhiều phiên sụt giảm hiếm thấy.
2. Thông tư 36 minh bạch dòng tiền vào chứng khoán.
3. Tái cấu trúc thị trường chứng khoán bám sát mục tiêu.
4. Tiến trình CPH & đưa doanh nghiệp lên sàn tiến một bước dài.
5. Việt Nam có quỹ ETF nội đầu tiên.
6. Trái phiếu Chính phủ ghi nhận nhiều “kỷ lục”.
7. Chứng khoán phái sinh chính thức khởi động.
8. Chuẩn bị nâng hạng TTCK từ “cận biên” lên “mới nổi”.
9. Ấn tượng về giao dịch của FLC, KLF.
10. Lần đầu tiên có quy chế vay và cho vay của VSD.

Tuy nhiên, tui nghĩ các sự kiện số 1,3,4,6,8 và 10 chưa đáng gọi là tiêu biểu, bởi vì hoặc là cái đó k thể gọi là sự kiện mà là sự kiện kéo dài hay kế hoạch dang dở từ năm trước, hay mới ở dạng ý tưởng và chưa có gì khả thi của các bác quản lý (ví dụ số 3,4,8), hoặc thuộc về bên trái phiếu (6) vốn chỉ là sân chơi của 1 số ít đại gia bên quỹ và ngân hàng, hoặc nên tách hẳn ra cho rõ ràng (số 1), hoặc chỉ là 1 loại sự kiện phụ như vụ VSD cho vay chứng (10) chỉ là đáp ứng nhu cầu của các bác quản lý ETF nội (5).

Đọc tiếp Nghề mình mà 411 – Top10 sự kiện của tui trên sàn chứng 2014

Nghề mình mà 337 – PVS k làm trái quy định, vậy cổ đông PVS có bị thiệt hại hay k?

Bài liên quan:

– Lồng 2 đợt chốt quyền, 1 tiền lệ mới qua vụ PVS.

– Tui nghĩ lỗi không hẳn thuộc về PVS.

…………………………………………………………………

Theo ĐTCK (chưa thấy link, tui lấy tạm từ Gafin.vn) thì PVS k làm trái quy định khi thực hiện chốt quyền nhận cổ tức, cái này đúng. Luật k cấm chuyện lồng ghép đó, nhưng cũng chính vì vậy nên mới nảy sinh ra rắc rối, dẫn đến NĐT bị thiệt hại. Có người bảo mức thiệt hại k lớn, chuyện chả có gì, NĐT hay mấy thằng rỗi hơi như tui k cần làm ầm ĩ chi cho “xuồng lại nổi lên”. Nhưng nếu PVS có cổ đông lớn là 1 quỹ pờ-ri-va-te, lại NY trên sàn ngoại thì tui nghĩ quỹ đó sẽ khó ăn nói với các cổ đông bên nước họ, do NAV bị giảm.

Để đơn giản hóa tí xíu cho dễ hiểu, tui giả sử loại bỏ yếu tố biến động giá để tập trung hơn vào việc điều chỉnh kỹ thuật giá tham chiếu PVS trong các ngày GD k hưởng quyền, do đó vụ này được “quy hoạch” lại như sau:

– Tui là 1 quỹ, chơi 20 cổ PVS với giá mua = đúng thị giá 20 k/cổ, cộng với 100k tiền mặt. NAV của tui sẽ là 500k.

– (đợt 1) Ngày 10/12/2012: PVS gd XR, tỷ lệ thưởng 20:3, tỷ lệ quyền 20:7 giá phát hành 10k/cổ, ngày hết hạn đóng tiền mua 18/01/2013. HNX sẽ điều chỉnh giá PVS từ 20k xuống = (20*20 + 7*10)/(20+3+7) = 15,667 k/cổ. Giả sử tui đóng tiền xong ngay sau ngày XR, NAV của tui sẽ = (20+3+7)*15,667 + 100 – 7*10 = 500k. Hợp lý, vì giá trị của số cổ PVS tui nhận được = số tiền tui bỏ ra.

– (đợt 2) Ngày 15/01/2013: PVS gd XD, thị giá bị trừ lùi cổ tức 1k/cổ = 15,667-1 = 14,667 k/cổ, nhưng số cổ tức này chỉ được trả trên số cổ cũ. Như vậy đối với tui, tui chỉ nhận được 20*1 = 20k cổ tức => NAV = (20+3+7)*14,667 + 100 – 70 + 20 = 490k. Hụt cmn 10k rùi, ngoài ra k biết có ngẫu nhiên hay k mà nó trùng hợp = đúng số cổ tức lẽ ra tui được nhận trên số cp PVS mà tui được thưởng và đóng tiền mua (3+7=10 cổ).

Theo Nghị quyết ĐHCĐ PVS, cty sẽ phải trả cổ tức tổng cộng 1,5k/cổ, tất nhiên là lúc đó cty k đề cập đến việc phát hành thêm nên có thể lập luận rằng mức cổ tức đó chỉ trả cho số cổ tại thời điểm đó, tức là số cổ cũ. Tuy nhiên nếu PVS phát hành thêm trước khi trả cổ tức, thì lẽ thường là mức cổ tức sẽ bị pha loãng thành (1,5*20)/(20+3+7) = 1 k/cổ. Theo CBTT khi PVS trả cổ tức, cty có ghi rõ là đợt 1/2012, như vậy quỹ tui có thể kỳ vọng rằng PVS chưa pha loãng cổ tức mà sẽ trả tiếp 0,5k đợt 2/2012 vào 1 ngày nào đó trong thời gian tới, nhưng nếu cty lại tiếp tục chỉ trả trên số cổ cũ thì quỹ tui sẽ lại thiệt thêm lần nữa.

Nói chung, vụ này… vẫn bất cập!!!

(chém) Tui nghĩ lỗi không hẳn thuộc về PVS

Tui mới đọc tức thì bài viết trên gafin.vn được cho là phản hồi của bác quan cty PTSC (sàn HNX, mã PVS) về vụ “nhất bên trọng, nhất bên khinh” khi chốt trả cổ tức bằng tiền mặt đợt 1/2012 vào ngày 15/01/2013, mà tui cũng đã góp ý trước đây. Có thể bác chưa hiểu nhiều về ngành chứng nên bác có vài lập luận sai, ví dụ như bác bảo NĐT chỉ chính thức thành cổ đông PVS khi số cp họ nắm đã NY trên HNX (đúng ra là ngay sau khi PVS nhận được d/s các cổ đông đã đóng tiền mua cp và/hoặc được hưởng cp thưởng), hay bác bảo cổ đông đóng tiền cho cái dự án do PVS thực hiện chỉ có quyền lợi khi dự án đó có kết  quả (người ta mua cp PVS là trở thành “chủ nhân ông” PVS, hưởng mọi thành quả của cả cty rồi chớ đâu chỉ mỗi cái dự án con con)… Tuy nhiên, có 1 điểm mà tui nghĩ là các bác PVS không hẳn là 100% lỗi. 1 điểm nhỏ, nhưng quan trọng!

Căn cứ theo 2 thông báo chốt quyền mua cp và chốt quyền nhận cổ tức, thì tui nhận thấy ngày chốt quyền nhận cổ tức – 15/01/2013 lại trước ngày hết hạn đóng tiền mua cp mới – 18/01/2013, điều này dẫn đến khả năng PVS k có đầy đủ d/s cổ đông được thưởng cp và đóng tiền mua cp mới để từ đó trả cổ tức cho người ta, cho dù có muốn. Thực tế ở bài viết trên Gafin.vn, tuyên bố của bác quan PVS: “cổ đông được hưởng quyền phải dựa trên danh sách của Trung tâm lưu ký chứng khoán”, cũng coi như là khẳng định điều đó. VSD k kịp chuyển cho PVS d/s đầy đủ các cổ đông của đợt trước thì đã lại chốt d/s cổ đông của đợt sau. Do đó, cho dù PVS rõ ràng có lỗi khi tư duy rằng cổ đông nắm cp phát hành thêm k được nhận cổ tức khi chưa NY bổ sung, nhưng chuyện thiệt hại của NĐT k thể đổ hết lên đầu họ được.

Theo cách nhìn nhận của tui, vụ này… bất cập 😦 Nói vậy thôi, bạn nào cùng ngành tui ắt hiểu ngay!

 

Nghề mình mà 333 – Lồng 2 đợt chốt quyền, 1 tiền lệ mới qua vụ PVS

Tui mới đọc bài viết “PVS: phát hành rồi trả cổ tức, cổ đông bị thiệt?” trên Vietstock và thấy lập luận của họ rất có lý. Tiếc là Vietstock đăng bài lại đúng vào ngày 15/1, tức là ngày gd XD của PVS, như vậy đã điều chỉnh xong rồi, muộn. Tiếc hơn là chả thấy mấy bác hiệp hội nào góp ý, có lẽ vụ này 0 đáng để nói như mấy cái vĩ mô. Tiếc nhất là nếu Vietstock đăng sớm vài ngày thì hay hơn, có thể các bác bên HNX sẽ xem xét lại.

Có thể tóm tắt 2 đợt chốt quyền lồng vào nhau của PVS như sau:

– Ngày 10/12/2012: PVS gd XR, tỷ lệ thưởng 20:3, tỷ lệ quyền 20:7 giá phát hành 10k/cổ, ngày chốt d/s cổ đông 12/12/2012, ngày hết hạn đóng tiền mua 18/01/2013. Số cổ đang lưu hành thực tế tại thời điểm này là 2.978.020.940.000 cổ (đợt 1).

– Ngày 15/01/2013: PVS gd XD, cổ tức 1k/cổ và trong thông báo của HNX ghi rõ “Tỷ lệ chi trả tính theo vốn điều lệ tại ngày chốt danh sách là: 2.978.020.940.000“. Theo bảng giá của HNX, giá tham chiếu PVS trong ngày này bị trừ đúng = mức cổ tức = 1k/cổ (đợt 2)

Theo tui biết, trước đây cũng từng có cty NY đề nghị thực hiện chốt quyền 2 trong 1 tương tự như vầy. Lập luận của họ là: tại thời điểm chốt quyền nhận cổ tức của đợt 2, do số cổ đang lưu hành k bao gồm số phát hành thêm của đợt 1 (chưa phát hành nên chưa giao dịch trên sàn, chưa lưu hành), nên giá tham chiếu nếu bị trừ thì cũng chỉ trừ trên số cổ đang lưu hành ban đầu. Lập luận của họ không phải là không có lý, tuy nhiên họ quên mất 2 điều:

– Tuy số cổ phát hành thêm trong đợt 1 chưa thực sự phát hành, nhưng về nguyên tắc người có tên trong d/s cổ đông được thưởng và được mua (giả sử chấp nhận mua) đã được hưởng mọi quyền lợi với tư cách là 1 cổ đông trên số cổ phát hành thêm đó. Mấy việc đóng tiền, đăng ký, lưu ký, báo cáo UBCKNN, NY bổ sung lên HNX… chỉ là thủ tục mà thôi. Ngay cả khi cty NY chậm trễ trong mấy cái thủ tục đó mà đến kỳ ĐHCĐ, người mua nói trên vẫn có quyền đi họp, đến kỳ nhận cổ tức, người mua vẫn được hưởng cổ tức. Cái này bạn có thể hỏi các bác quản lý.

– Thứ hai, mọi cổ NY trên sàn đều tuân thủ nguyên tắc đồng giá, tức là số cổ phát hành thêm, nếu hoàn thành mọi thủ tục lưu ký, NY bổ sung và chính thức được GD thì sẽ “xài chung” giá với số cổ có sẵn. Nếu giá cổ cũ = 15,3k/cổ ngày 15/01/2013 thì giá cổ mới cũng phải = 15,3k cổ, không thể là 16,3k/cổ. Không thể có chuyện giá cổ cũ thấp hơn số cổ mới 1k/cổ do cổ cũ bị trừ mức cổ tức, cổ mới thì không.

Điều thứ 2 này làm tui nhớ lại cái thời OTC phát triển, có ngân hàng mà 1 ông anh sống ở xứ “far far away” của tui nắm cổ, hình như là Đông Á Bank thì phải, trả cổ tức theo số tháng mà cổ đông nắm cổ. Ví dụ: nếu cổ đông mua cổ từ đầu năm thì ngân hàng trả đủ xxx đồng/cổ. Nếu mua từ giữa năm thì ngân hàng trả (xxx chia 2)/cổ, nếu mua từ tháng 11 thì ngân hàng trả (xxx nhân 2 chia 12)/cổ. Cách trả cổ rất phân biệt đối xử này, lạ thay lại được ĐHCĐ chấp thuận và cho là công bằng, cho dù người mua cổ từ giữa năm và cuối năm với mức giá khác xa người mua cổ từ đầu năm. Chung quy cũng chỉ vì sàn OTC là GD thỏa thuận, 0 buộc phải tuân thủ nguyên tắc đồng giá.

Quay lại mã PVS, người nắm cổ sẽ bị thiệt hại bao nhiêu tiền? Nếu lờ đi vụ thuế TNCN thì dễ thấy người nắm PVS thiệt 1k/cổ trên số cổ mới, tính gộp cả cũ lẫn mới thì là 0,5k/cổ. Nói PVS đã chốt quyền trả cổ tức 500 đồng/cổ thì chuẩn cmn hơn. Có thể nhiều NĐT không chú ý hay cho qua vì chứng trường đang tăng giá, nhưng đã là điều chỉnh kỹ thuật thì phải tính cho đúng, không liên quan gì đến chuyện giá tăng hay giảm được.

Tui còn nhớ bên HOSE có 1 quy tắc ngầm khi hướng dẫn cty NY thực hiện quyền, đó là đợt nào xong thì mới làm tiếp đợt khác. Tức là phát hành cổ mới (chốt ngày XR -> chờ TTLK thực hiện quyền -> HOSE NY số cổ mới) xong rồi mới làm tiếp đợt khác.

Giá sử PVS điều chỉnh lại cách phát hành tí xíu, ví dụ như đợt 1 chốt quyền mua 20:7 giá 10k/cổ, đợt 2 trả cổ tức 10% + thưởng 20:3 (tức 15%) cũng chỉ tính trên số cổ cũ thì NĐT sẽ thiệt hại lớn hơn. Rồi giả sử thêm là chứng trường k tăng như hiện nay thì bà con biết nhau ngay.

Có lẽ đây là 1 tiền lệ mới trên sàn HNX để các cty NY khác “học tập” theo, nếu như không bác nào chỉnh lại cho đúng!