Nghề mình mà 322 – Bán khống “kiểu Việt” áh, khó cấm lắm

Update ngày 11/10……………………………………………………………………………………………

Vậy là các bác UBCK cũng chỉ đích danh nhân viên của HSC, cty CK hàng đầu VN, cho vay bán khống kiểu Việt. Hoan hô các bác, nói đi đôi với làm, thế mới nghiêm.

Update ngày 12/9……………………………………………………………………………………………

Tự dưng có người bạn gửi cho cái link, theo đó các bác quản lý vốn đã cảnh báo bán khống trước cả năm rùi, mà nhiều bác k nghe, hihi.

(hình chộp từ link Vietstock)

(Hình chộp từ link SSC)

Update ngày 11/9……………………………………………………………………………………………

Đã có tin cty CK Đại Nam (tui chả biết cty này) bị phạt vì cho vay bán khống. Vậy là đã có án điểm, nhưng mà hình như điểm bé quá. Bán khống kiểu Việt đã xảy ra ở những cty CK lớn hơn nhiều, để xem các bác quản lý “phá án” thế nào.

Update ngày 10/9……………………………………………………………………………………………

Các bác quản lý cuối cùng cũng bày tỏ quan điểm về bán khống kiểu Việt: KHÔNG ĐƯỢC. Giờ không còn là lúc cãi nhau xem việc “không được cho vay chứng khoán có vi phạm cái gì không” hay tám loạn giống tui nữa mà phải nghe thui. Có người bạn làm bên ngành nhanh nhạy với thông tin nói rằng sẽ có án điểm về loại này, tui cũng rất tò mò xem các bác sẽ xử thế nào cho NĐT tâm phục khẩu phục đây.

………………………………………………………………………………………………………………….

Liên tục mấy ngày gần đây, khi tui chat chuyện chứng với bạn bè, tui thường xuyên được hỏi rằng: chỗ chú/bác/mày/cậu/anh/em có cho “bán khống” không? Đừng nói là họ hỏi móc, đó là nhu cầu có thật. Ở đây chúng ta phải hiểu là bán khống kiểu Việt, tức là mượn hàng người khác mà bán rồi mua trả sau. Không có hàng trên tài khoản mà viết lệnh bán, đảm bảo chưa hết 24g là TTLK vứt trát phạt ngay.

Sáng nay đọc TBKTSG có 2 bài viết về ngành chứng của bác Bá Tình và chị Hải Lý, nghe rất hợp lý (tui sẽ update đường link sau). Người ta có nhu cầu mua, ắt cũng có nhu cầu bán. Khi không có tiền mua, ắt có nhu cầu làm margin (đã cho làm). Không có hàng bán, ắt tìm người có để mượn bán. Đã hơn 12 năm nay, các bác quản lý chả giải quyết dứt điểm được chuyện bán khống kiểu Việt, bởi xem lại quy định đi, có điều nào cấm chuyện NĐT mượn hàng của nhau đem bán không?

Bán khống, đúng hơn là bán khống kiểu Việt đang là cớ mà nhiều bác đổ lỗi cho việc rớt giá thảm trong tuần cuối tháng 8 qua, nhưng cá nhân tui nghĩ nó cũng chỉ là hệ quả chứ không phải nguyên nhân. NĐT bán chứng sau khi nghe tin bắt mấy bác tai to ngân hàng là hành động hợp lý chứ không phải là hành vi bầy đàn nguyên thủy hay dân trí kém gì mà có báo dám “chửi” NĐT, thì chuyện nhiều người nhanh nhạy mượn hàng người khác để bán cũng là hành động hợp lý thôi. Tui thấy nhiều vị cứ thích cãi nhau xem bán khống làm giảm giá hay giảm giá dẫn tới bán khống, cứ y như chuyện con gà và quả trứng vậy. Riêng tui, tui cho rằng chả cái nào dẫn đến cái nào, mà đều là hệ quả của tin. Có tin xấu ra là sẽ có hành vi bán chứng, là sẽ có giảm giá (tin xấu mà tăng mới là chuyện lạ) và sẽ có bán khống kiểu Việt. Cho nên đối với những sự kiện như thế, thay vì cãi nhau về nguyên nhân thì nên có phản ứng đối với hậu quả của nó, đó mới là điều NĐT mong chờ.

Cũng có bài viết nào đó (bạn tự tìm link nhé, có đó) nói rằng không loại trừ hành vi gây xung đột lợi ích của cty CK, tức là nhân cơ hội có tin xấu mà vừa khuyên KH bán, vừa xả tự doanh, nhưng sau đó lợi dụng khả năng nắm được hệ thống GD mà nhanh tay đặt mua lại 1 -2 ngày trước khi lại tư vấn NĐT mua vào. Đó rõ ràng là hành vi đáng lên án, nhưng chả liên quan gì đến bán khống.

Cách đây không lâu, khi HNX tổ chức hội thảo giới thiệu HN-30, đã có 1 bác quan nói là sẽ gắn vấn đề bán khống với vấn đề quỹ mở và ETF theo hướng cho làm, bởi đơn giản bán khống là 1 hành vi GD cần thiết đối với loại hình quỹ 2 trong 1 này (sao tự dưng hâm mộ bác này wá). Ở chứng trường xứ ta, đối với các quỹ đầu tư nhiều khi mua còn dễ hơn bán. Với những loại quỹ đánh đấm liên tục mà muốn họ chơi ở các sàn có thanh khoản yếu và rủi ro hệ thống cao, không cho bán khống thì khó mà điều chỉnh danh mục cho sát với chỉ số cũng như đáp ứng được nhu cầu rút vốn của NĐT lắm.

Sau nhiều chuyện dồn lại, tui nghĩ các bác quản lý thay vì cấm bán khống, cho dù là bán khống kiểu Việt thì nên mở thôi. Cấm khó lắm. Đối với những sự kiện có sức khiến hơn 50% cổ phiếu rớt sàn, index gần sàn thì cứ học nước ngoài, ra lệnh ngưng hành vi bán khống lại ít bữa. Thị trường vậy sẽ fair hơn, NĐT sẽ có niềm tin hơn bây giờ nhiều.

Một suy nghĩ 3 thoughts on “Nghề mình mà 322 – Bán khống “kiểu Việt” áh, khó cấm lắm”

  1. anh Lân, em muốn hỏi anh câu này: Hoạt động Repo của CTCK và Margin khác nhau như thế nào anh? Em thấy trên BCTC của một vài công ty chứng khoán có “Khoản phải thu” là hoạt động repo, nhưng em không hiểu vì sao phát sinh “Khoản phải thu” này.
    Em cám ơn anh!

    1. Hi bạn Minh.

      Repo là 1 loại hình GD kỳ hạn, theo đó cty CK sẽ mua của ban 1 số cp OTC nào đó trong 1 thời gian nhất định, sau đó bán lại cho chính bạn. Chênh lệch giữa giá mua – bán là số tiền mà bạn phải trả cho cty CK. Hoạt động repo vốn là 1 hình thức phổ biến, nhưng đã bị UBCKNN yêu cầu cty CK ngừng thực hiện từ lâu (buồn cho cp OTC). Nói vậy chắc bạn cũng tự thấy repo có những điểm khác với margin như thế nào. Chú ý là, trong khoảng thời gian cty CK mua cp đã repo, cty đó có thể đem đi thế chấp, cầm cố, bán cho người khác… với tên chủ sở hữu là cty CK, miễn sau này nhận/mua lại để bán lại cho bạn.

      Về cách hạch toán repo, theo tui hiểu thì repo k phải là 1 cục nợ, bởi đây là loại GD có kỳ hạn, chứ k phải là HĐ vay. Bạn vẫn có quyền từ bỏ số cp repo đó, k phải cam kết mua lại bằng mọi giá. Hơn nữa, đa số các HĐ repo có thời hạn dưới 1 năm. Do đó, repo được hạch toán dưới dạng phải thu bên TS ngắn hạn thì chính xác hơn là ghi vào mục nợ bên nguồn vốn.

      Có gì thắc mắc thêm, bạn cứ viết cho tui nhé. Cám ơn bạn nhiều!

Bình luận về bài viết này