Nghề mình mà 257 – VN-30 tính theo trọng số nào?

(thuộc nhóm chủ đề: VN-30)

VN-30 mà HOSE mới giới thiệu đang được kỳ vọng là góp phần tạo ra lực hút các quỹ ETF nước ngoài (và cả nội địa) để tăng cường dòng tiền vào chứng trường con nghé VN. Sau khi tám về mục đích chính của VN-30, tui xin chín tiếp về cách chọn trọng số cho VN-30.

1. Tại sao chọn trọng số là free floating shares?

Nếu bạn nào hay coi cái Google Finance, chắc bạn sẽ thấy có 3 chỉ số nổi tiếng: Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq. Điểm thú vị của 3 chỉ số này là theo 3 cách tính trọng số khác nhau, Dow Jones lấy giá làm trọng số, Nasdaq lấy giá trị vốn hóa nói chung làm trọng số và S&P 500 tính trên số trôi nổi. Các chỉ số chứng khoán nổi tiếng khác trên thế giới chắc cũng chả thoát ra khỏi 3 cách tính này. Điểm thú vị nữa là câu hỏi: tại sao 3 chỉ số nổi tiếng bậc nhất ấy có 3 trọng số khác nhau mà người ta vẫn xài, NĐT vẫn coi nó như là kim chỉ nam của chứng trường nước Mỹ hàng ngày, các ETF vẫn mô phỏng được các chỉ số đó…? Để trả lời thì có lẽ phải có ai đó làm đề tài nghiên cứu cấp nhà nước, cái đó (khả năng đăng ký làm đề tài) vượt quá khả năng của 1 thảo dân như tui.

VN-30 được đề xuất tính theo trọng số là số cp đang lưu hành trôi nổi trên thị trường, tức là số cp sẵn sàng tự do GD. Cách tính như vậy là giống với S&P 500. Có anh bạn hỏi tui rằng sao không tính giống Dow Jones cho đơn giản, mà theo chú Đao này thì cũng vẫn loại được rủi ro index bị mã nào đó bóp cho méo mà? Còn tui thì lại đang thắc mắc tại sao VN-30 không theo Nasdaq mà theo S&P500, phải chăng cách tính theo free float đang là mốt nên VN-30 muốn đi theo?

Về cái chuyện tính theo trọng số giá thì nó có nhiều nhược điểm tui không đề cập ở đây. Nói rằng VN-30 đang theo mốt, có lẽ cũng chỉ là lối nói cho vui. Còn tính theo marketCap thì có lẽ bị loại trừ do có yếu tố cổ phần chi phối của nhà nước (được coi là không sẵn sàng giao dịch). Có lẽ, tính theo free float là ổn nhất vì nó theo thông lệ quốc tế. Ngoài ra, như tui dự đoán VN-30 “phục vụ” tốt nhất cho các quỹ ĐT và cty CK lớn (các quỹ và các cty nói trên sẽ hưởng lợi nhờ đẩy việc tính toán vốn rất mất công sức sang cho Sở, giờ đây họ chỉ cần bê nguyên kết quả đi chào mời đối tác), nên hẳn nhiên họ muốn VN-30 theo chuẩn thế giới, do đó sẽ ủng hộ cách tính này hết mình.

2. Tính foating shares như thế nào?

Theo HOSE, số cp trôi nổi này được tính đơn giản là trừ khỏi số đang lưu hành 1 ít cp thuộc các đối tượng sau đây:

Thực tình, nhìn bảng này tui thấy có vẻ không hợp lý lắm, bởi vi điểm chung của 4 dạng nói trên hình như nằm ở khía cạnh… công bố thông tin (CBTT), tức là muốn GD thì phải CBTT. Nếu là lý do CBTT thì cũng lại không đủ sức thuyết phục người ta.

Theo tui, đã “học” cái anh S&P 500 thì nên học cho đến khi tốt nghiệp. Theo tài liệu hướng dẫn của tổ chức này (float adjustment methodology) thì “The goal is to distinguish strategic shareholders, whose holdings depend on concerns such as maintaining control rather than the economic fortunes of the company, from those holders whose investments depend on the stock’s price and their evaluation of the company’s future prospects“. Như vậy, việc điều chỉnh sẽ phụ thuộc vào việc quyết định cổ đông nào thuộc dạng đầu tư để có quyền kiểm soát cty, và cổ đông nào chỉ kiếm lời đơn thuần. Cũng theo tài liệu này, S&P sẽ phân loại 3 nhóm cổ đông cần xem xét trước khi trừ khỏi outstanding shares, tui xin trích dẫn nguyên văn (không dịch để đỡ bị chê là dốt):

1. Holdings by other publicly traded corporations, venture capital firms, private equity firms or strategic partners or leveraged buy-out groups.

2. Holdings by government entities, including all levels of government in the United States or foreign countries.

3. Holdings by current or former officers and directors of the company, founders of the company, or family trusts of officers, directors or founders. Second, holdings of trusts, foundations, pension funds, employee stock ownership plans or other investment vehicles associated with and controlled by the company.

Ngoài ra, mức 5% về quy định cổ đông lớn tại cty NY đó cũng sẽ là 1 yếu tố phụ cho sự phân biệt này. Cổ đông nhà nước, nếu nắm trên 5% có thể được coi là nắm quyền kiểm soát. Cp của cty mẹ tất nhiên 0 được coi đầu tư đơn thuần (cho dù tui tháy nhiều cty lập cty con hình như để… tạo giá mấy chấm rồi thoái vốn)… Còn điều gây tranh cãi nhiều nhất có lẽ sẽ là cổ phần của các quỹ, bởi theo tài liệu trên thì có quỹ sẽ bị coi là control (ví dụ như private equity), có quỹ lại không (như pension fund). Trường hợp GDR của cty HAGL cũng nên được xem xét cho việc tính floating shares… Tóm lại, chị Hà bên HOSE nên nghiên cứu thêm ở bảng phân loại này.

(chém) “Tự hào” quá khi VN-index được sánh vai với các chỉ số năm châu

Đang loay hoay tìm đọc về sự lựa chọn cho các cách tính chỉ số chứng khoán nổi tiếng trên thế giới, bỗng dưng “tự hào” khi thấy cái tên VN-index được vinh danh bên cạnh các chỉ số như Nasdaq composite, Hangseng… trên Wikipedia (click vào hình để phóng to cái “tự hào”).

(chém) Tâm thư của bác VAFI chém gió lâu rồi mà

Mấy ngày cuối tuần tui thấy mấy báo đăng cái thư mà VAFI gửi 2 vị Tân quan của BTC và NHNN, mà họ gọi là Tâm thư (ví dụ như Vietstock, Vneconomy, Vef…) . Tui ngạc nhiên là cái thư này vốn được VAFI công bố từ hồi giữa tháng 8 lận, đến nay đã gần tháng rồi sao các báo lại đăng ầm ĩ như vậy?

Thật tình cũng khá nhạy cảm khi phải biểu lộ cảm nghĩ về cái tâm thư này. Ngoài nhữngmục đích vô cùng tốt đẹp như lãi suất cho vay 12%/năm hay sự quan tâm đặc biệt đến TTCK…, thì tui vẫn thấy có nhiều điểm mang tính chém gió là chính, ví dụ như quan điểm “đầu tư vào vàng là dòng vốn chết” (cái này các bác bên vàng chắc sẽ phản ứng quyết liệt), hay “Nếu hạ được lãi suất về 12% một cách bền vững thì nhiều chỉ tiêu kinh tế vĩ mô sẽ thực hiện tốt như tốc độ tăng trưởng GDP, kiểm soát lạm phát, giảm bội chi ngân sách, ổn định thị trường ngoại hối” (ngược lại mới khiến cho lãi suất thấp bền vững chớ???), hay “Nhiều lãnh đạo chỉ biết phán mà lại hay phán sai” (chà! dễ gây đụng chạm quá)…

Các bác Bafi này nên đổi tên thành Hiệp hội các nhà đầu tư đủ thứ quá. Cái gì cũng đề xuất, từ chứng, tiền, vàng đến cả xe cộ nữa!