Nghề mình mà 260 – Lăn tăn với tiêu chí của bác O’Neil

Mấy hôm nay trong đầu tui cứ ám ảnh mãi mấy cái tiêu chí 3 trong 1 của bác O’Neil (Giám đốc Đầu tư, Asean Investment management) mà báo ĐTCK đăng từ tuần trước lận. Đây là 3 tiêu chí thuộc họ định giá (tương đối) cổ phiếu phổ thông nhất, nhưng tui vốn nghĩ là ít khi xài chung được với nhau. Lúc này chứng trường đang suy giảm, giá cp giảm đến mức tỷ lệ cổ tức trở nên tăng đến mức “hấp dẫn” không kém gì so với gửi ngân hàng, nhưng ai cũng thấy giá cp không bỗng dưng mà giảm, mà nó dường như đang dự báo trúng những khó khăn của nền ktế, của doanh nghiệp. Doanh nghiệp làm ăn kém đi thì các chỉ số tài chính ắt cũng phải giảm, nhất là những chỉ tiêu kế hoạch nên 3 cái tiêu chí đó vẫn chưa chắc gặp được nhau cùng lúc. Nhưng thôi, xin mượn tạm screener của Vietstock, bạn và tui cùng xem 3 tiêu chí này nhé:

– Hệ số P/E năm tài chính 2011 từ 2 – 4 lần, hệ số dự báo P/E cho năm 2013 từ 1,5 – 2,5 lần.

– Tỷ lệ cổ tức trên thị giá 11 – 14%, tăng lên 14 – 18% trong năm 2013. (Yield???)

– Hệ số P/BV năm tài chính 2011 từ 0,7 – 0,9, giảm xuống 0,5 – 0,6 trong năm 2013.

 

Ngoài ra còn 2 tiêu chí phụ là “ROE đạt 30 – 45% và tăng lên 40 – 55% vào năm 2013” và “Tăng trưởng lợi nhuận ở mức 20 – 25%, tốc độ tăng ổn định đến năm 2013”. Chú ý rằng giữa EPS và ROE vốn có quan hệ tỷ lệ thuận với nhau nếu cty NY thuộc dạng tốt, làm ăn hiệu quả (tui từng “phát hiện rằng Tribeco (TRI) là cty có ROE 4 quý tính đến Q1 năm nay đạt trên … 30% (xem hình chụp bên trên), nhưng do cty này có Q2 năm ngoái lãi đậm trước khi lỗ 3 quý sau, không thể gọi là làm ăn có hiệu quả được). Tạm không nói đến trường hợp phát hành cp tăng vốn và lọai trừ “sai số” khi có cp quỹ, thì EPS và ROE có cùng mẫu số có liên quan đến khối lượng cp đang lưu hành (vốn CSH có thể được tính là 1 hệ số nhân của vốn điều lệ, mà vốn điều lệ = mệnh giá * số cp đang lưu hành). ROE trên 30% thì EPS tương đương 3k/cổ trở lên, cty có càng nhiều thặng dư + quỹ dương thì EPS càng lớn.

Screener của Vietstock không có chỉ số yield, nên tui đề nghị bắt đầu bằng việc chọn 2 < P/E <4 và ROE >30%, số liệu tính cho đến năm ngoái (tui không chắc bác O’Neil có update số liệu đủ đến Q2 năm nay) nhưng vẫn lấy thị giá vào lúc này . Kết quả: có 27 mã đươc lọc (nếu tính eps theo 4 quý gần nhất thì có 38 kết quả được lọc). Nếu chèn thêm tiêu chí thứ 3 là EPS > 3k/cổ thì còn 26 kết quả (-1), điều này khá logic với lập luận của tui ở trên.

Tiếp. Đa số cty NY trả cổ tức không quá 4k/cổ, thậm chí chưa đến 3 (tất nhiên có 1 số cá biệt, ví dụ như mấy cty thuộc họ Viglacera có khi trả tới 7k/cổ, nhưng tui thống kê chỉ có chưa đến 20 trên tổng số hơn 600 cty trả cổ tức bằng tiền mặt của năm 2010 với con số >4, một tỷ lệ khá thấp). Với tiêu chí yield ở mức 11-14% thì thị giá chỉ tầm 4 chấm đổ lại. trong số 26 kết quả nói trên, đáng mừng thay là phạm vi giá nằm ở khoảng 11,6-39,8k/cổ, “rất hợp vơi dáng em”.

Đến đây vẫn chưa thấy gì bất thường, tuy nhiên nếu tính cả P/B 0,7-0,9 lần thì mới lộ ra vấn đề. Với với P/B 0,7-0,9 lần (làm tròn luôn thành 1), lần này bộ lọc cho kết quả còn… 7 cái tên, nếu chỉ chặn trên 1 mà bỏ chặn dưới 0,7 thì kết quả sẽ là 10 với sự góp mặt của 3 mã D2D, VSC và LSS (click vào hình để phóng to, 4 tiêu chí trong vòng tròn đỏ là chính, 2 tiêu chí còn lại chỉ nhằm mục đích cho thấy các kết quả phụ):

Nói chung, (trừ phi bộ lọc nói trên có vấn đề) chưa tính đến yếu tố 11%< yield < 14%, chưa xem xét các chỉ số kế hoạch năm 2013 cũng như chưa soi đến tốc độ tăng trưởng lợi nhuận mà chỉ có 7 kết quả thì hơi đáng thất vọng. Khó mà nói là có thời cơ 3 trong 1 với quá ít cái tên như vậy (trên tổng số hơn 700 mã NY đến giờ). Cũng có thể bác O’Neil có bộ số liệu chính xác hơn, update sát hơn hay tính toán khác Vietstock để xuất ra được đến 50 mã, nhưng nói chung tui cho rằng chơi cả 3 tiêu chí cùng lúc sẽ khó mà có nhiều lưạ chọn. Sẽ có vài cp đạt cả 3 tiêu chí và thực sự tốt, ví dụ như NHS, nhưng đổi lại nó sẽ loại ra rất nhiều mã tuy chỉ “thua kém” 1 chỉ số nào đó, nhưng cũng thực sự tốt, ví dụ như FPT, DPM, ACB, PVS, DHG… (các mã nêu ra là theo quan điểm của tui, không phải nhằm mục đích bìm bịp) mà thanh khoản lại hơn hẳn, thích hợp cho nhu cầu đầu tư của các tổ chức như cái nơi mà bác O’Neil làm.

Ngoài ra, theo kinh nghiệm của tui, đã chọn cả P/E lẫn P/B thì thôi yield, đã chọn yield thì thôi P/B, thậm chí đã chọn yield cao thì chưa chắc có nhiều kết quả có EPS lớn. Doanh nghiệp trả cổ tức (tiền mặt) đều tính tương đối trên mệnh giá và cố gắng giữ ở 1 mức ổn định theo mức tăng trưởng mà cty có thể đạt được, tức là không chạy theo thời tiết trên sàn, còn P/E hay có người thích dùng đảo ngược là E/P lại tính trên thị giá. Cty làm ăn tốt, EPS lớn (ví dụ > 7k/cổ) thì thị giá cũng khó mà chỉ đạt 2 chấm, ngay cả khi chứng trường đang khó khăn bây giờ. Kiếm cty có EPS và ROE cao tất nhiên là tốt, nhưng EPS và ROE luôn đồng hành cùng hệ số nợ/vốn, soi cái này mà bỏ quên cái kia thì rất nguy hiểm… Tóm lại có nhiều yếu tố cần cân nhắc, đặt ra quá nhiều tiêu chí e là lắm mối tối nằm không!

(chém) Vụ MSN – Bankinvest có phải là 1 trường hợp nữa của việc đẩy giá lên để hợp thức hóa deal thỏa thuận?

Tui từng có đề xuất xem xét bỏ biên độ giá cho các trường hợp giao dịch thỏa thuận lô lớn, với lý do chính là giá thỏa thuận không được coi là giá tham chiếu cho ngày GD kế tiếp, nên không lo bị thao túng như giá khớp lệnh, ngoài ra thỏa thuận là GD song phương nên không nhất thiết phải cần đến biên độ giá. Các tổ chức khi chuyển nhượng các khoản đầu tư lớn của mình sẽ có cơ không thực hiện một cách chính thức nếu giá khớp lệnh trên sàn cách xa giá mà họ có thể làm deal với nhau, do có quy định không công nhận các NĐT GD cp NY ngoài sàn. Cách làm deal với 1 giá ảo trên sàn, còn chênh lệch bao nhiêu thì hai bên tự chung chi ngoài sàn cũng chỉ có thể “áp dụng” với 1 số tay to nội địa, chứ đối với các quỹ nước ngoài, chỉ còn nước đẩy giá hay dìm giá khớp cho về sát với giá deal của họ. Các trường hợp của STB, FBT trước đây có thể đưa ra làm dẫn chứng, nhưng điều đó cũng cho thấy là các tổ chức sẽ buộc phải mắc tội thao túng giá.

Nay xem lại biến động giá của MSN, với thông tin 1 quỹ đầu tư của Bankinvest thoái bớt 4tr MSN cho 1 NĐT nước ngoài khác vào ngày tạo lập đúng đỉnh giá, tui nghĩ vấn đề này có thể đã được lập lại. Nguồn số liệu: cty CK SME, chú ý cột khối lượng đã bao gồm cả deal thỏa thuận